Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114601
Title: Ảnh hưởng độ mặn đất đến sinh trưởng và năng suất của giống đậu nành MTĐ 305
Authors: Nguyễn, Châu Thanh Tùng
Nguyễn, Hữu Duy B2101130
Keywords: Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng
Nông học
Issue Date: 2025
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn sâu vào đất liền, làm thu hẹp diện tích đất canh tác. Trong bối cảnh này, việc luân canh đậu nành trên đất nhiễm mặn là một hướng đi tiềm năng, nhưng đòi hỏi sự thích nghi của các giống đậu nành với điều kiện mặn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chịu mặn và sinh trưởng của giống đậu nành MTĐ 305 trên nền đất mặn (ECe= 4,1-8,9 mS/cm; Na+= 0,85-1,78 g/kg) và đất đối chứng không mặn (ECe=1,69 mS/cm; Na+= 0,34 g Na+/kg). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một nhân tố đất mặn và 6 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Hạt giống được gieo trực tiếp trên nền đất nhiễm mặn với 3 mức độ mặn 4, 6 và 8‰ (Đ4, Đ6 và Đ8). Kết quả cho thấy đất mặn làm giảm đáng kể tỷ lệ nảy mầm, chiều cao cây, chiều dài rễ, khả năng tạo sinh khối và các thành phần năng suất của MTĐ 305.Trọng lượng 100 hạt cao nhất ở đất Đ0 (20,93 g) và giảm dần ở các nghiệm thức đất mặn Đ4 (18,55 g; giảm 11,4%), Đ6 (14,76 g; giảm 29,5%), và Đ8 (9,74 g; giảm 53,5%) so với Đ0. Sự ngộ độc ion Na⁺ được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm này, làm tăng số lượng trái lép và giảm tổng số trái trên cây. Ngược lại, MTĐ 305 cho thấy khả năng tích lũy Na⁺ trong các bộ phận của cây (rễ, thân, lá), với hàm lượng Na⁺ tích lũy trong cây dao động từ 0,285-0,421 g/chậu, góp phần làm giảm đáng kể Na⁺ trong đất. Sau khi trồng, độ dẫn điện của dịch trích bão hòa (ECe) trong đất giảm từ 0,38-3,18 mS/cm, và hàm lượng Na⁺ trong đất giảm từ 52,9% đến 47,7% so với đất trước khi trồng. Tóm lại, giống đậu nành MTĐ 305 không chỉ chịu mặn mà còn có tiềm năng cải tạo đất nhiễm mặn thông qua khả năng hấp thu Na⁺, làm giảm nồng độ ion này trong đất. Kết quả nghiên cứu mở ra tiềm năng ứng dụng giống đậu nành MTĐ 305 trong canh tác trên đất nhiễm mặn ở ĐBSCL, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất mặn và thích ứng với biến đổi khí hậu
Description: 69 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114601
Appears in Collections:Trường Nông nghiệp

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Giới hạn truy cập
3.44 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.