Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114602
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Châu Thanh Tùng | - |
dc.contributor.author | Nguyễn, Hồng Yến B2101211 | - |
dc.date.accessioned | 2025-05-07T07:54:09Z | - |
dc.date.available | 2025-05-07T07:54:09Z | - |
dc.date.issued | 2025 | - |
dc.identifier.uri | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114602 | - |
dc.description | 62 tr. | vi_VN |
dc.description.abstract | Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của 2 dòng đậu nành hồi giao (mang gene Ncl) 1100-3 và 1300-1 trồng trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland nồng độ ½ trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm 2 nhân tố bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Nhân tố 1 là nồng độ mặn 0 và 120 mM NaCl; nhân tố 2 là dòng đậu nành 1100-3 và 1300-1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối, chỉ số cháy lá (LSS) và hàm lượng diệp lục (SPAD) trong lá được đánh giá ở 2 thời điểm sau 14 và 21 ngày sau khi gieo. Kết quả cho thấy dòng 1100-3 có khả năng chịu mặn tốt và ổn định hơn so với giống đối chứng chống chịu FH 92-3. Khi tăng NaCl thì hàm lượng Na+ và LSS tăng, các chỉ tiêu sinh trưởng như (cao cây, dài rễ, diện tích lá, số lá, SPAD, các chỉ tiêu khối lượng tươi và khô) giảm. Kết quả thể hiện mặn ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng chống chịu của từng giống. Mặn làm tăng tích lũy Na+ và giảm hấp thu K+ trong rễ, thân, lá và tăng mạnh chỉ số cháy lá LSS. Xếp hạng cấp độ chống chịu mặn của dòng chống chịu mặn cao là 1100-3 > 1300-1. Tính chống chịu mặn của hai dòng này được đặc tính hóa qua khả năng duy trì sự sinh trưởng tối thiểu, bảo vệ bộ máy quang hợp qua khả năng duy trì chỉ số SPAD, không biểu hiện cháy lá, duy trì tỷ số Na+/K+ thấp bằng cách tích lũy rất ít cation Na+ và gia tăng hấp thu chủ động K+ nhằm đảm bảo cân bằng ion bên trong tế bào giảm thiểu sự tổn thương tế bào lá. Cả hai dòng 1100-3 và 1300-1 đều không biểu hiện bị ngộ độc mặn và duy trì sinh trưởng tốt hơn giống đối chứng chống chịu FH 92-3. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Trường Đại học Cần Thơ | vi_VN |
dc.subject | Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng | vi_VN |
dc.subject | Nông học | vi_VN |
dc.title | Khả năng chịu mặn giai đoạn cây con (v1) của hai dòng đậu nành hồi giao trồng thủy canh | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Trường Nông nghiệp |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.13 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 216.73.216.119 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.