Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114779
Title: Tình hình xây dựng phát triển kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số trên thế giới và bài học kinh nghiệm tại Việt Nam = The situation of housing architecture development among ethnic minorities worldwide and lessons learned for Vietnam
Authors: Nguyễn, Ngọc Hương
Keywords: Nhà ở dân tộc thiểu số
Bài học kinh nghiệm
Tình hình xây dựng và phát triển
Issue Date: 2025
Series/Report no.: Tạp chí Xây dựng;Số 02 .- Tr.94-99
Abstract: Nhà ở dân tộc thiểu số (DTTS) không chỉ thể hiện sự thích ứng với môi trường sống mà còn phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo thông qua vị trí cư trú, hình thức kiến trúc, vật liệu địa phương, kỹ thuật xây dựng và cách tổ chức không gian sinh hoạt. Kiến trúc nhà ở của các DTTS trên thế giới rất đa dạng, từ nhà sàn bằng gỗ, nhà bằng đá ở núi cao khu vực Đông Nam Á, đến các ngôi nhà bằng gỗ mái củ, mái rạ ở châu Âu... Nhà ở DTTS phản ảnh sự thích nghi linh hoạt với điều kiện khí hậu, địa hình và nguồn tài nguyên sẵn có, đồng thời thể hiện các giá trị văn hóa. tín ngưỡng và phong tục tập quán đặc trưng. Ngày nay, trước sức ép của đô thị hóa, hiện đại hóa, việc bảo tồn, kế thừa và phát huy kiến trúc truyền thống DTTS đang đối mặt với nhiều thách thức. Nhằm gìn giữ những giá trị này, nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách hỗ trợ cải thiện điều kiện sống của cộng đồng DTTS như xây dựng lại nhà ở, bảo vệ bản sắc kiến trúc truyền thống, thúc đẩy để tạo sinh kế bền vững, góp phần duy trì và phát huy giá trị văn hóa nhà ở của các DTTS. Bài báo nghiên cứu về tình hình xây dựng phát triển kiến trúc nhà ở các DTTS trên thế giới nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực tiễn.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114779
ISSN: 2734-9888
Appears in Collections:Xây dựng

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.97 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.