Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114932
Nhan đề: Ứng dụng mô hình ruồi giấm để sàng lọc thảo dược có hoạt tính hỗ trợ làm tan tinh thể sỏi do caffeine gây ra.
Tác giả: Trần, Thanh Mến
Trần, Quí Ngọc Huyền
Từ khoá: Sinh học
Năm xuất bản: 2025
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng mô hình ruồi giấm để sàng lọc thảo dược có hoạt tính hỗ trợ làm tan tinh thể sỏi do caffeine gây ra. Khi bổ sung caffeine trong khẩu phần ăn của ruồi với hàm lượng 0,1% (0,1 g caffeine/100 g chế độ ăn) gây ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và làm giảm khả năng sống sót của ruồi. Kết quả định tính của bốn loại cao chiết cho thấy sự hiện hiện của các hợp chất có hoạt tính sinh học như: alkaloid, flavonoid, phenolic, coumarin, saponin và tanin. Cao chiết càng cua có hàm lượng phenolic thấp nhất và hàm lượng flavonoid cao nhất lần lượt là 23,93  1,98 mgGAE/g cao chiết; 348,95 ± 3,70 mgQE/g cao chiết, cao chiết diếp cá có hàm lượng flavonoid thấp nhất là 161,07 ± 6,42 mgQE/g cao chiết và cao chiết chuối hột rừng có hàm lượng phenolic cao nhất 37,15 ± 1,29 mgGAE/g cao chiết. Kết quả tạo tinh thể sỏi trong ống Malpighian của ruồi giấm bằng tác nhân caffeine cho hiệu quả cao nhất ở nồng độ 0,1%. Khi khảo sát ở nồng độ 5 mg/mL của 4 loại cao chiết dược liệu ghi nhận có hiệu quả làm giảm lượng tinh thể sỏi trên mô hình ruồi giấm, trừ càng cua. Tỷ lệ giảm tinh thể sỏi trên ruồi tốt nhất là ở cao chiết chuối hột rừng với tỷ lệ là 88,33% và thấp nhất ở diếp cá với tỷ lệ là 76,67%.
Mô tả: 62 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114932
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.09 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.