Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114986
Title: Khảo sát khả năng gây độc của các chiết xuất từ một số loài tảo biển trên mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster).
Authors: Trần, Thanh Mến
Tô, Ngọc Bảo Trân
Keywords: Sinh học
Issue Date: 2025
Publisher: Đại học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích khảo sát độc tính các chiết xuất ethanol của 5 loài tảo biển: Turbinaria decurrens, Turbinaria conoides, Sargassum microcystum, Sargassum cristaefolium, Amphiroa fragilissima trên mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster). Hàm lượng flavonoid cao nhất ở loài T. conoides 252,59 + 11,85 mgQE/g cao chiết; hàm lượng phenolic cao nhất ở T. decurrens 60,46 + 6,68 mgGAE/g cao chiết. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cả 5 loài tảo được sử dụng đều gây độc đến ruồi giấm. Trong đó, loài S. cristaefolium gây hiệu quả ức chế cao nhất lên ấu trùng giai đoạn 2 với giá trị LD50 là 36,19 + 1,14 mg/mL. Các cao chiết này còn làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm, tỷ lệ ấu trùng hóa nhộng và ruồi trưởng thành thấp hơn thấy rõ so với nghiệm thức đối chứng. T. conoides gây ảnh hưởng mạnh nhất trong giai đoạn xuất hiện ấu trùng chỉ với 29,33 + 4,04 con sau 6,67 + 0,58 ngày; T. conoides và S. microcystum gây ảnh hưởng mạnh nhất trong giai đoạn hình thành nhộng với số lượng nhộng lần lượt là 27,33 + 2,52 con sau 8,67 + 0,58 ngày và 27,33 + 2,08 con sau 7,67 + 0,58 ngày; A. fragilissima gây ức chế mạnh nhất lên quá trình xuất hiện ruồi trưởng thành với số lượng 42,33 + 2,08 con sau 10,67 + 0,58 ngày thấp hơn 1,86 lần so với đối chứng, đồng thời làm cho thời gian phát triển của ruồi kéo dài so với đối chứng. Ngoài ra, các cao chiết còn có ảnh hưởng đến khả năng vận động của ruồi giấm đặc biệt ở loài tảo đỏ A. fragilissima cho thấy sự ức chế của tảo đến khả năng di chuyển của ruồi giấm với quãng đường trung bình mà ruồi di chuyển chỉ được 2,45 + 0,03 cm thấp hơn 1,96 lần so với đối chứng. Nghiên cứu này chứng minh rằng tảo biển có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng tảo biển để làm nguyên liệu cho các chế phẩm thuốc diệt trừ côn trùng sinh học.
Description: 100 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114986
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.86 MBAdobe PDF
Your IP: 18.222.144.137


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.