Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/115423
Title: Xác định tác nhân gây bệnh thối trái mít và bước đầu đánh giá thuốc hóa học trong phòng trừ tác nhân gây bệnh điều kiện phòng thí nghiệm
Authors: Phạm, Kim Sơn
Lê, Nhật Trung B2102792
Trần, Trí Tuệ B2102794
Keywords: Bảo vệ thực vật
Issue Date: 2025
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Đề tài “Điều tra tình hình gây hại và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc hoá học đối với rầy phấn trắng (Aleurocybotus indicus) hại lúa trong phòng thí nghiệm và nhà lưới” được thực hiện từ tháng 3 năm 2024 đến tháng 3 năm 2025 bằng phương pháp điều tra nông dân ngoài đồng nắm bắt tình hình canh tác, thành phần côn trùng trên lúa tại thành phố Cần Thơ và đánh giá hiệu lực gây chết đối với ấu trùng rầy phấn trắng hại lúa của một số loại thuốc trừ sâu tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học và nhà lưới, khoa Bảo Vệ Thực Vật, trường Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Qua kết quả điều tra ở 101 hộ nông dân canh tác lúa ở thành phố Cần Thơ cho thấy diện tích canh tác đa số dưới 1,5 ha chiếm 81,81%. Chủ yếu chuyên canh (85,15%). Các giống lúa canh tác tại thành phố Cần Thơ chiếm đa số là Đài Thơm 8, OM380, OM18, OM5451,… với lượng giống gieo sạ từ 10 - 15 kg/1.000m2 là đa số chiếm 78,22%. Có gần 50 loại thuốc trừ dịch hại khác nhau được nông dân sử dụng. Rầy phấn trắng xuất hiện nhiều vào vụ Đông Xuân và là dịch hại khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa tại thành phố Cần Thơ. Năng suất đạt tỷ lệ cao nhất từ 7 - 8 tấn chiếm đa số 80,20% và lợi nhuận đạt trên 1 triệu/1.000m2 chiếm 94,05%. Khảo sát thành phần côn trùng trên đồng ruộng tại thành phố Cần Thơ cho thấy rầy phấn trắng là loài có mật số cao nhất (118,2 con/m2) và cũng là loài có tần suất xuất hiện nhiều nhất (86,67%) và sự hiện diện một số côn trùng hại khác cùng các loài thiên địch. Qua thí nghiệm về Khảo sát sự ưa thích của thành trùng rầy phấn trắng có xu hướng ưa thích giống lúa Đài Thơm 8. Hiệu lực một số loại thuốc hóa học đối với ấu trùng rầy phấn trắng trên lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy APPLAUD® 25WP, BENEVIA® 100OD, Conphai 10WP Dantotsu® 50WG và OSHIN® 20WP cho độ hữu hiệu tốt vào thời điểm 5 ngày sau khi phun lần lượt là 85,83%, 93,33%, 82,50%, 90,82% và 92,67%. Trong điều kiện nhà lưới cho thấy APPLAUD® 25WP và OSHIN® 20WP cho độ hữu hiệu khá vào thời điểm 5 ngày sau khi phun là 57,5% và 69,17%.
Description: 92 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/115423
Appears in Collections:Trường Nông nghiệp

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.85 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.