Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/115783
Nhan đề: Đánh giá lượng carbon tích tụ trong rừng ngập mặn khu vực ven biển mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Tác giả: Nguyễn, Thị Hải Lý
Lư, Ngọc Trâm Anh
Từ khoá: Carbon đất
Khu vực ven biển
Rừng ngập mặn
Sinh khối
Trữ lượng carbon
Năm xuất bản: 2024
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp;Tập 13, Số 08 .- Tr.03-10
Tóm tắt: Rừng ngập mặn hình thành và phát triển ở khu vực ven biển có vai trò quan trọng trong hấp thụ và tích trữ carbon. Lượng carbon tích trữ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn thay đổi, phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát thành phần loài thực vật ngập mặn và đánh giá phân bố trữ lượng carbon theo khoảng cách từ mép biển. Nghiên cứu đã lập 30 ô tiêu chuẩn (10 m x 10 m), đặt ở các khoảng cách là 0 m, 50 m, 100 m, 200 m và 500 m tính từ mép biển vào. Kết quả đã ghi nhận được 7 loài thực vật thân gỗ thuộc 4 họ. Kết quả nghiên cứu đã ước tính lượng carbon trong sinh khối trên mặt đất dao động từ 72,81±29,03 tấn/ha đến 124,49±40,59 tấn/ha, và trong sinh khối dưới mặt đất dao động từ 32,89±13,71 tấn/ha đến 50,92±18,09 tấn/ha. Lượng carbon đất cao nhất là ở khu vực cách mép biển là 500 m, trung bình khoảng 45,69±4,26 tấn/ha (tầng 0-20 cm) và 104,34±8,80 tấn/ha (tầng 20-60 cm). Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu cho việc đánh giá trữ lượng carbon rừng, cơ sở khoa học cho công tác quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/115783
ISSN: 0866-7675
Bộ sưu tập: Khoa học ĐH Đồng Tháp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.08 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.