Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/11584
Nhan đề: Tính phân đoạn và đặc điểm phát triển sông Gianh (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh)
Tác giả: Nguyễn, Tiến Hải
Vũ, Hải Đăng
Nguyễn, Bá Thủy
Từ khoá: Đoạn sông
Sông Gianh
Xói lở bờ
Uốn khúc
Sông Bện
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khí tượng Thủy văn;Số 695 .- Tr.29-35
Tóm tắt: Trên cơ sở đặc điểm hình thái của sông có thể xác lập sự phát triển của sông Gianh (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh) gồm 3 đoạn có đặc điểm khác nhau như sau: i) Đoạn sông uốn khúc Cô Cang - Cồn Tiên Xuân: dài 27,7 km, lòng sông hẹp (80 - 250 m), độ sâu đáy không ổn định (2 - 5 m) bãi bồi ven bờ phát triển mạnh ở bờ lồi và hoạt động xói lở diễn ra mạnh ở bờ lõm dưới tác động chủ yếu của động lực sông; ii) Đoạn sông bện (rối): cồn Tiên Xuân - Quảng Phú (dài 17,06 km): sông có dạng thẳng, lòng sông rộng (800-2.200m), bãi bồi giữa sông phát triển mạnh dưới tác động của dòng chảy sông và thủy triều; iii) Đoạn sông thẳng Quảng Phú - Cửa Gianh (9,23 km); sông thẳng, rộng (800 - 1.000 m), độ sâu đáy sâu lớn (8 -12,5 m), hoạt động xói lở - bồi tụ diễn ra chủ yếu ở cửa sông bởi mối tương tác giữa động lực biển (sóng và thủy triều) và động lực sông. Xu thế phát triển chung của sông: i) Biến động mạnh ở đoạn sông uốn khúc bởi hoạt động xói lở - bồi tụ trầm tích; ii) Đoạn sông Bện: chỉ biến động ở khu vực giữa sông bởi hoạt động xói lở - bồi tụ các bãi bồi; iii) Trong đoạn sông thẳng: khu vực cửa sông có thể dịch chuyển hoặc thu hẹp với mức độ không lớn.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/11584
ISSN: 2525-2208
Bộ sưu tập: Khí tượng Thủy văn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_4.05 MBAdobe PDFXem
Your IP: 18.117.72.24


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.