Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117034
Title: | Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Long Mỹ, Hậu Giang năm 2024 |
Authors: | Trương, Huỳnh Kim Ngọc Bùi, Ngọc Huyền Trân |
Keywords: | Hóa dược |
Issue Date: | 2025 |
Publisher: | Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Long Mỹ, Hậu Giang với 3 mục tiêu chính như sau: - Khảo sát đặc điểm bệnh nhân. - Khảo sát đặc điểm chỉ định kháng sinh. - Phân tích tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu đơn thuốc chỉ định nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/06/2024 với cỡ mẫu n=90 đơn thuốc tại Trung tâm y tế huyện Long Mỹ, Hậu Giang đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Tiêu chuẩn lựa chọn: - Đơn thuốc có chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu. - Đơn thuốc có chỉ định kháng sinh. Tiêu chuẩn loại trừ: - Đơn thuốc chỉ có kháng sinh dùng tại chỗ. - Bệnh nhân dưới 18 tuổi. - Bệnh nhân là phụ nữ mang thai và cho con bú. Kết quả nghiên cứu Trong 90 đơn thuốc nghiên cứu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Trung tâm y tế huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ghi nhận kết quả như sau: Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam lần lượt là 51,11% và 48,89%. Trong đó, bệnh nhân có nhóm tuổi từ 40-60 chiếm tỷ lệ nhiều nhất 45,56%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi chiếm 38,89% và cuối cùng thấp nhất là nhóm tuổi nhỏ hơn 40 chiếm 15,56%. Về các bệnh lý, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, vị trí không đặc hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất 86,02% (80 đơn), tiếp theo là viêm bàng quang 12,90% (12 đơn) và thấp nhất là viêm bàng quang cấp 1.08% (1 đơn). Trong đó, có 3 đơn thuốc có 2 loại chẩn đoán chiếm 3,23%. Phần lớn các đơn thuốc đều có bệnh mắc kèm (81,11%) và các đơn thuốc chỉ có bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu (18,89%). Trong đó, các bệnh lý mắc kèm bao gồm: Nhiễm khuẩn khác (22,22%) chủ yếu là viêm mũi, viêm mũi họng, viêm họng mãn tính (8,89%) và bệnh nền khác (58,89%) chủ yếu là nhóm bệnh tiêu hóa-gan mật (33,82%). Về chỉ định kháng sinh, beta-lactam là nhóm kháng sinh được chỉ định nhiều nhất chiếm tỷ lệ (51,09%), các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ lần lượt là quinolon (38,04%), cephalosporin thế hệ 2 (22,83%), penicillin (18,48%), cephalosporin thế hệ 1 (8,7%), tetracyclin (5,43%), 5-nitroimidazol (5,43%) và cuối cùng là cephalosporin thế hệ 3 (1,09%). Nhưng đối với từng loại thuốc kháng sinh cụ thể thì levofloxacin là kháng sinh được chỉ định nhiều nhất trong bài nghiên cứu (35,87%), thấp hơn là cefuroxim (22,83%), amoxicillin/acid clavulanic (16,30%), cefradin (7,61%), doxycyclin (5,43%), metronidazol (5,43%), amoxicillin (2,17%), ofloxacin (2,17%), thấp nhất lần lượt là kháng sinh cefadroxil (1,09%) và cefixim (1,09%). Về phối hợp kháng sinh, đa phần là đơn trị liệu chiếm 97,78%, chỉ có 2,22% phối hợp 2 kháng sinh. Về chỉ định kháng sinh hợp lý, chúng tôi ghi nhận được có 30 đơn thuốc có sử dụng kháng sinh hợp lý chiếm 33,33%, nhưng có tới 60 đơn thuốc sử dụng kháng sinh không hợp lý chiếm tỷ lệ 66,67% bao gồm 34 đơn không hợp lý về thời gian dùng, cách dùng và liều dùng (37,78%), 21 đơn không hợp lý về liều dùng (23,33%), 3 đơn do lựa chọn hoạt chất không hợp lý (3,33%) và cuối cùng có 2 đơn do phối hợp kháng sinh không hợp lý (2,22%). Trong các chỉ định kháng sinh không hợp lý cụ thể như sau: Về thời gian và liều dùng không hợp lý, bệnh lý nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, vị trí không đặc hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất (34,44%), thấp hơn là viêm bàng quang (3,33%) chủ yếu do kháng sinh levofloxacin và amoxicillin có chỉ định không đúng với hướng dẫn; Về liều dùng, bệnh lý nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, vị trí không đặc hiệu cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (22,22%) và viêm bàng quang cấp (1,11%) chủ yếu do kháng sinh cefuroxim có liều dùng cao hơn hướng dẫn; Về lựa chọn hoạt chất, bệnh lý nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, vị trí không đặc hiệu chiếm 3,33%, chủ yếu do kháng sinh metronidazol có phổ kháng khuẩn hạn chế, không có hiệu quả với các vi khuẩn thường gặp như E.coli nên không được chỉ định trong các phác đồ điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu; Về phối hợp kháng sinh, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, vị trí không đặc hiệu và viêm bàng quang cấp có tỷ lệ ngang nhau (1,11%) bao gồm việc phối hợp giữa metronidazol + amoxicillin và metronidazol + amoxicillin/acid clavulanic. Về tương tác thuốc có 29/90 đơn xuất hiện tương tác theo các mức độ khác nhau chiếm 32,22%. Trong đó, đa phần là tương tác thuốc cần theo dõi chặt chẽ. Đáng lưu ý là có 15 cặp tương tác thuốc xuất hiện giữa corticoids và kháng sinh và 1 đơn thuốc giữa esomeprazol + clopidogrel thuộc loại tương tác nguy hiểm cần thay thế nên tránh dùng kết hợp 2 loại thuốc này với nhau. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi xin đề xuất nên có những biện pháp can thiệp nhằm quản lý kháng sinh, nâng cao việc sử dụng kháng sinh hợp lý và an toàn hơn, đặc biệt là trên nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. |
Description: | 74 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117034 |
Appears in Collections: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.16 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 216.73.216.91 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.