Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117183
Nhan đề: Nghiên cứu tính toán cường độ đường ray kết cấu đường không đá ba lát đường sắt tốc độ cao
Tác giả: Trần, Anh Dũng
Lê, Hải Hà
Phạm, Thị Loan
Từ khoá: Đường sắt tốc độ cao
Tải trọng trục
Vận tốc thiết kế
Kết cấu tầng trên
Đường không đá ba lát
Năm xuất bản: 2025
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Cầu đường Việt Nam;Số 05 .- Tr.21-25
Tóm tắt: Hiện nay, đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên thế giới đang sử dụng hai loại công nghệ đoàn tàu là động lực tập trung và động lực phân tán. Các nước cũng có sự đa dạng trong việc sử dụng tải trọng trục và vận tốc thiết kế lớn nhất đối với các đoàn tàu. Kết cấu tầng trên đường sắt sử dụng cho loại hình đường sắt tốc độ cao chạy trên ray có hai loại là kết cấu đường có đá ba lát và kết cấu đường không có đá ba lát. Bài báo trình bày phương pháp tính toán giá trị tải trọng phương tiện đường sắt tác dụng lên kết cấu đường không đá ba lát tương ứng với đặc điểm kỹ thuật đoàn tàu đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam với tải trọng trục 22,5 tấn/trục và vận tốc thiết kế 350 km/h. Phương pháp dầm trên nền đàn hồi (phương pháp Winkler/Zimmermann) được sử dụng trong tính toán kết cấu đường không đá ba lát. Tải trọng tại vị trí đặt ray do tải trọng bánh xe gây ra tại các vị trí gối đỡ ray cũng như giá trị mô men uốn ray và ứng suất uốn tại để ray được xác định. Kết quả tính toán cường độ đường ray nằm trong giới hạn cho phép, là số liệu bước đầu cho việc nghiên cứu tính toán thiết kế kết cấu đường không đá ba lát đường sắt tốc độ cao.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117183
ISSN: 1859-459X
Bộ sưu tập: Cầu đường Việt Nam

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.53 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.232


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.