Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117695
Title: | Nghiên cứu sự ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chốt chuột (Pseudomystus siamensis (Regan, 1913)) trong điều kiện phòng thí nghiệm. |
Authors: | Trần, Thị Anh Thư Lê, Phước Lâm |
Keywords: | Sư phạm Sinh |
Issue Date: | 2025 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chốt chuột (Pseudomystus siamensis (Regan, 1913)) trong điều kiện phòng thí nghiệm” được tiến hành từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025 tại phòng thí nghiệm Sinh lý Động vật, Khoa Sư phạm Sinh học. Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng về chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống của cá Cá chốt chuột (P. siamensis). Cá được nuôi ở các điều kiện độ mặn khác nhau (0, 3, 6, 9 và 12‰) trong 8 tuần và tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng, ghi nhận số cá còn sống sót vào 3 thời điểm (bắt đầu bố trí thí nghiệm, sau 4 tuần và sau 8 tuần). Kết quả cho thấy, sau 8 tuần nuôi, ở nghiệm thức đối chứng (0‰), cá tăng trưởng tốt nhất về chiều dài lẫn khối lượng (lần lượt là 0,0196cm/ngày và 0,0292g/ngày), và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại. Cá tăng trưởng chậm nhất ở độ mặn 3‰ (lần lượt là 0,0094 cm/ngày và 0,0159 g/ngày) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức độ mặn khác. Về tỷ lệ sống, cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (100%), ở độ mặn 3‰ (83,33%), ở độ mặn 6‰ là 88,89% và tỷ lệ sống của cá là 0% ở độ mặn 9 và 12‰ sau 8 tuần nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ sống ở độ mặn 3‰ và 6‰ khác biệt không có ý nghĩa (p<0,05), như vậy có thể thấy cá chốt chuột có thể sống sót và sinh trưởng được ở độ mặn dưới 6‰. |
Description: | 53 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117695 |
Appears in Collections: | Khoa Sư phạm |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.33 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 216.73.216.232 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.