Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117703
Nhan đề: Ảnh hưởng của bổ sung rong câu (Gracilaria tenuistipitata) lên men lên miễn dịch của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
Tác giả: Phạm, Thị Tuyết Ngân
Trần, Thị Tuyết Hoa
Phan, Minh Hiếu
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2025
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) lên men lên các chỉ tiêu huyết học và sức khỏe cá rô phi (Oreochromis niloticus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung bột rong câu chỉ lên men (0%) và 4 nghiệm thức còn lại bổ sung bột rong câu chỉ lên men vào thức ăn với các mức 0,3%, 0,6%, 0,9% và 1,2%. Cá rô phi có khối lượng 3-5 g được bố trí với mật độ 30 con/bể 250 L, thể tích nước nuôi 220 L và độ mặn 5‰. Sau 30 ngày nuôi cá được đánh giá chất lượng bằng phương pháp sốc formol, số cá còn lại được đem đi thu mẫu máu để phân tích các chỉ tiêu huyết học. Kết quả ghi nhận bổ sung rong câu lên men có tác động tích cực đến miễn dịch cá rô phi thể hiện qua các chỉ tiêu huyết học. Mật độ tổng hồng cầu ở các nghiệm thức bổ sung rong câu có khuynh hướng tăng lên theo các mức bổ sung và cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 1,2% (1,97 × 106 tb/mm3 ) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (1,38 × 106 tb/mm3 ) (p<0,05). Mật độ tổng bạch cầu tăng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 1,2% rong câu (3,05 × 105 tb/mm3 ) và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (1,97 × 105 tb/mm3 ). Mật độ tế bào đơn nhân, tế bào trung tính, tế bào lympho và tế bào tiểu cầu gia tăng ở các nghiệm thức bổ sung rong câu lên men so với nghiệm thức đối chứng. Sau khi đánh giá sức khỏe cá bằng phuong pháp sốc formol cũng cho thấy cá ở các nghiệm thức bổ sung rong câu lên men có tỉ lệ chết tích lũy thấp hơn nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức bổ sung 1,2% rong câu lên men cho kết quả tốt nhất giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng khả năng chống chịu của cá. Do đó có thể sử dụng nghiên cứu làm cơ sở để ứng dụng trong nuôi cá rô phi trong thực tế.
Mô tả: 18tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117703
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
738.35 kBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.