Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117716
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Thị Anh Thư-
dc.contributor.authorThi, Thị Hoàng Sang-
dc.date.accessioned2025-06-25T06:49:07Z-
dc.date.available2025-06-25T06:49:07Z-
dc.date.issued2025-
dc.identifier.otherB2100297-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117716-
dc.description80 tr.vi_VN
dc.description.abstractĐề tài “Khảo sát mối liên hệ giữa tỉ lệ độ dày các lớp cơ với sự phân chia các nhóm hình thái – sinh thái của một số loài giun đất (Annelida: Oligochaeta) ở Việt Nam” được thực hiện trong thời gian 5 tháng, từ tháng 12/2024 đến tháng 04/2025. Mục tiêu của đề tài là phân tích mối liên hệ giữa độ dày các lớp cơ và sự phân chia các nhóm hình thái – sinh thái, đồng thời xây dựng bộ tiêu bản lát cắt ngang giun đất (Annelida: Oligochaeta) ở tại hai vị trí: trước và sau đai sinh dục. Kết quả phân tích Oneway-ANOVA trên 45 cá thể giun đất thuộc ba nhóm hình thái – sinh thái (An: đất chính thức; En: đất - thảm mục; Ep: thảm mục) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm về các đặc điểm hình thái cơ thể (p < 0,05). Cụ thể, tỉ lệ thành cơ thể cao nhất được ghi nhận ở nhóm An (1,42 ± 0,360), tiếp theo là nhóm En (1,28 ± 0,407) và thấp nhất ở nhóm Ep (1,07 ± 0,373), trong đó sự khác biệt giữa nhóm An và Ep có ý nghĩa thống kê (p = 0,046). Về tỉ lệ độ dày lớp cơ dọc, nhóm En (1,08 ± 0,311) và An (1,07 ± 0,312) không có sự chênh lệch đáng kể, trong khi nhóm Ep thể hiện giá trị thấp nhất (0,679 ± 0,286) và khác biệt rõ rệt so với hai nhóm còn lại (p = 0,003 và p = 0,002 lần lượt so với An và En). Đối với độ dày lớp cơ vòng, nhóm An chiếm tỉ lệ cao nhất (3,02 ± 1,67), tiếp đến là Ep (2,40 ± 1,17) và thấp nhất là En (1,43 ± 0,672), trong đó sự khác biệt giữa An và En là có ý nghĩa (p = 0,003). Tỉ lệ độ dày cơ vòng tỉ lệ thuận với sự phân chia hình thái – sinh thái giun đất. Phân tích PCA cũng cho thấy lớp cơ vòng, cơ dọc và độ dày thành cơ thể là những yếu tố phân hóa rõ rệt giữa các nhóm, đóng vai trò như chỉ số sinh học quan trọng trong phân loại hình thái – sinh thái ở giun đất.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Cần Thơvi_VN
dc.subjectSư phạm Sinhvi_VN
dc.titleKhảo sát mối liên hệ giữa tỉ lệ độ dày các lớp cơ với sự phân chia các nhóm hình thái – sinh thái của một số loài giun đất (Annelida: Oligochaeta) ở Việt Namvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
12.88 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.