Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117740
Nhan đề: | Nghiên cứu hình dạng và cấu trúc hang còng Tubuca forcipata (Adams & White, 1849) Ở Nhà Mát - Bạc Liêu và Tân Đức - Cà Mau |
Tác giả: | Đinh, Minh Quang Võ, Thị Thanh Lam |
Từ khoá: | Sư phạm Sinh |
Năm xuất bản: | 2025 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Hang đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của các loài còng; tuy nhiên, thông tin chi tiết về cấu trúc và hình dạng hang của loài còng Tubuca forcipata, đặc biệt ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hiện còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm cấu trúc và hình dạng hang của loài còng này, cũng như sự biến động của chúng theo địa điểm và hình dạng hang. Từ tháng 9 năm 2024 đến tháng 4 năm 2025, tổng cộng 117 mẫu hang đã được thu thập và đúc khuôn bằng nhựa tổng hợp được pha với chất làm cứng với tỉ lệ 98% : 2% để xác định các chỉ số như độ sâu (BD), chiều dài tổng (BL), đường kính miệng (MD), đường kính rộng nhất (Dmax), và khối lượng khối nhựa đúc (W). Kết quả phân tích cho thấy hang của còng Tubuca forcipata có 6 dạng: I, J, S, H, L, và Y; trong đó hai dạng phổ biến nhất là I và J, chiếm lần lượt 24,77% và 30,77% tại Nhà Mát - Bạc Liêu và 19,66% và 17,95% tại Tân Đức - Cà Mau (TDCM). Kết quả chỉ ra rằng hình dạng hang không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa hai địa điểm, tuy nhiên sự xuất hiện của các dạng hang hiếm như S, H, L và Y tập trung chủ yếu ở TDCM. Giá trị Dmax có sự khác biệt đáng kể giữa hai khu vực nghiên cứu (Mann-Whitney U = -2,52, p = 0,012), trong khi các chỉ số còn lại (BD, BL, MD và W) không có sự khác biệt đáng kể (p > 0.05 trong tất cả các trường hợp). Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa W và các chỉ số hình thái khác, phản ánh khả năng sử dụng W như một chỉ số tổng hợp đánh giá kích thước hang. Phân tích thành phần chính (PCA) cho thấy sự biến động giá trị của các chỉ số đo hang chịu ảnh hưởng đáng kể bởi pH và độ mặn. Những kết quả này cung cấp cơ sở cho sự hiểu biết về hình thái, cấu trúc của hang đối với loài còng này, từ đó làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về tập tính và sự thích nghi sinh thái của chúng với môi trường sống. |
Mô tả: | 73 tr. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117740 |
Bộ sưu tập: | Khoa Sư phạm |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 4.59 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 216.73.216.119 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.