Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117758
Title: | Đánh giá sự tích hợp phát triển bền vững trong sách giáo khoa sinh học phổ thông tại Đồng bằng sông Cửu Long: Phân tích nội dung |
Authors: | Huỳnh, Thị Thúy Diễm Huỳnh, Ngọc Phương Uyên |
Keywords: | Sư phạm Sinh |
Issue Date: | 2025 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự tích hợp phát triển bền vững trong sách giáo khoa sinh học phổ thông tại Đồng bằng sông Cửu Long: Phân tích nội dung” được tiến hành vào học kỳ I và học kỳ II năm học 2024 – 2025 tại trường Sư phạm, Đại học Cần Thơ nhằm xác định sự tích hợp nội dung phát triển bền vững (PTBV) trong sách giáo khoa (SGK) và sách chuyên đề (SCĐ) Sinh học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bối cảnh của nghiên cứu đặt ra trong điều kiện yêu cầu giáo dục vì sự PTBV ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – nơi đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu tập trung phân tích 3 bộ SGK và SCĐ (Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo) ở các khối lớp 10, 11 và 12, kết hợp khảo sát nhận định của 116 giáo viên (GV) giảng dạy môn Sinh học tại 7 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Phân tích nội dung sách cho thấy các chủ đề như bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sinh thái học được tích hợp ở mức độ khá rõ ràng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bài học phân tích. Tuy nhiên, nội dung liên quan đến kinh tế và xã hội – hai trụ cột còn lại của PTBV vẫn còn mờ nhạt, rải rác và chưa có sự liên kết xuyên suốt giữa các khối lớp. Đáng chú ý, tỷ lệ bài học đạt mức tích hợp toàn diện còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 13% tổng số bài được phân tích, trong khi phần lớn bài học chỉ dừng lại ở mức đề cập hoặc lồng ghép cơ bản. Về nhận định của GV, có đến 76,7% cho rằng SCĐ có tích hợp nội dung PTBV, trong đó nhiều bài được GV đánh giá là có tính ứng dụng thực tiễn cao như: “Biện pháp kỹ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng”, “Thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch”, “Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất”, “Biến đổi khí hậu và sinh thái học” hay “Ảnh hưởng của con người đến hệ sinh thái”.Tuy nhiên, vẫn còn 23,3% GV nhận định nội dung tích hợp chưa rõ ràng và thiếu chiều sâu. Bên cạnh đó, 87,9% GV khẳng định đã hiểu rõ khái niệm PTBV và 95,7% GV thường xuyên lồng ghép các nội dung PTBV vào giảng dạy thực tiễn. Đây là một tín hiệu cho thấy tiềm năng áp dụng tích hợp PTBV trong nhà trường là rất khả thi. Từ những kết quả này, nghiên cứu cho thấy tuy nội dung PTBV đã được tích hợp bước đầu vào tài liệu giảng dạy môn Sinh học nhưng còn thiếu định hướng sư phạm, thiếu tính hệ thống và chưa có sự gắn kết chặt chẽ với thực tiễn địa phương. Do đó, đề tài đề xuất một số giải pháp như: xây dựng khung tiêu chí tích hợp PTBV trong biên soạn SGK, thiết kế học liệu bổ trợ, tổ chức tập huấn phương pháp dạy học tích hợp và phát triển các mô hình bài học gắn với đặc thù vùng ĐBSCL. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả giáo dục PTBV trong nhà trường phổ thông. |
Description: | 134 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117758 |
Appears in Collections: | Khoa Sư phạm |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.27 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 216.73.216.119 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.