Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117906
Toàn bộ biểu ghi siêu dữ liệu
Trường DCGiá trị Ngôn ngữ
dc.contributor.advisorPhạm, Quốc Nhiên-
dc.contributor.authorLiễu, Thị Ngọc Hân-
dc.date.accessioned2025-06-26T09:12:18Z-
dc.date.available2025-06-26T09:12:18Z-
dc.date.issued2025-
dc.identifier.otherB2102541-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/117906-
dc.description57 tr.vi_VN
dc.description.abstractĐề tài “ Xác định hàm lượng phèn chua trong một số thực phẩm bằng phương pháp quang phổ - tử ngoại khả kiến” được thực hiện nhằm xác định hàm lượng phèn chua trong 4 mẫu thực phẩm ( củ kiệu ngâm, thân chuối bào, dưa cải chua và ngó sen ngâm) từ đó đưa ra giải pháp bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Nghiên cứu được thực hiện trên thiết bị quang phổ UV-Vis với thuốc thử Eriochrome cyanine R (ECR) để xác định hàm lượng ion nhôm và sử dụng phương pháp đo độ đục để xác định hàm lượng ion sulfate. Một số tiêu chuẩn dùng để đánh giá phương pháp thử bao gồm xác định khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), độ lặp lại, độ thu hồi, độ đặc hiệu. Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau: Đánh giá phương pháp xác định hàm lượng ion nhôm: Khoảng tuyến tính của phương pháp được xác định trong khoảng nồng độ Al3+ từ 0 – 3,5 mg/L với 0,99≤ R2 ≤ 1. Giới hạn phát hiện (LOD) là 0,006 mg/L và giới hạn định lượng (LOQ) là 0,021 mg/L. Phương pháp phân tích có độ đặc hiệu cao và độ lặp lại tốt với giá trị RSD% thu được trên nền mẫu kiệu ngâm là 1,93%; 1,62% và 0,55% đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn AOAC (RSD% <11%). Độ thu hồi của phương pháp khá cao nằm trong khoảng 96,09 - 97,69%. Đánh giá phương pháp xác định hàm lượng ion sulfate: Khoảng tuyến tính của phương pháp được xác định trong khoảng hàm lượng sulfate từ 0 – 60 mg/L với 0,99≤ R2 ≤ 1. Giới hạn phát hiện (LOD) là 0,0437 mg/L và giới hạn định lượng (LOQ) là 0,1442 mg/L. Phương pháp phân tích có độ đặc hiệu cao và độ lặp lại tốt với giá trị RSD% thu được trên nền mẫu kiệu ngâm là 0,96%, 0,98% và 1% đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn AOAC (RSD% < 7,3%). Độ thu hồi của phương pháp cao và nằm trong khoảng 99,2 - 103%. Các kết quả đánh giá phương pháp thử để phân tích ion Al3+ và SO42- đều đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của AOAC quy định. Áp dụng phương pháp này để xác định hàm lượng ion nhôm và sulfate có trong 4 mẫu thực phẩm bán trên thị trường cho thấy các mẫu phân tích đều có sự hiện diện của các ion này. Hàm lượng phèn chua quy đổi có trong 100 g mẫu phân tích như sau: 17,657 mg (củ kiệu ngâm), 25,054 mg (thân chuối bào), 31,204 mg (dưa cải chua) và 50,969 mg (ngó sen ngâm).vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Cần Thơvi_VN
dc.subjectHóa họcvi_VN
dc.titleXác định hàm lượng phèn chua trong một số thực phẩm bằng phương pháp quang phổ - tử ngoại khả kiến.vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.89 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.250


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.