Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118143
Title: Phân lập chất từ cao ethyl acetate của hoa cây Mai vàng Việt Nam (Ochna integerrima (Lour.) Merr.), họ Hoàng Mai (Ochnaceae).
Authors: Tôn, Nữ Liên Hương
Nguyễn, Văn Khang Hy
Keywords: Hóa dược
Issue Date: 2025
Publisher: Đại học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu hiện đại đang tập trung vào việc phân lập và xác định cấu trúc các chất có hoạt tính sinh học trong cây nhằm phục vụ cho việc phát triển dược phẩm từ nguồn gốc tự nhiên. Cây Mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.), thuộc họ Hoàng Mai (Ochnaceae), là loài thực vật phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt phổ biến tại Việt Nam. Ngoài giá trị văn hóa và cảnh quan, Mai vàng còn được quan tâm trong lĩnh vực dược liệu nhờ chứa nhiều hợp chất thuộc nhóm flavonoid, phenolic, triterpenoid và glycosides,… Các hợp chất này có nhiều tác dụng sinh học, từ kháng oxi hóa, kháng viêm đến kháng khuẩn và bảo vệ gan. Nguyên liệu nghiên cứu chính của đề tài là hoa của cây Mai vàng (Ochna integerrrima (Lour.) Merr.), thuộc họ Hoàng Mai (Ochnaceae), được thu hái tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ vào thời điểm cây ra hoa nhiều, nhằm đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao nhất. Mẫu sau khi thu hái sẽ được xử lý sơ bộ bằng cách loại bỏ phần dập nát, hư hỏng và sâu bệnh, phơi râm tự nhiên qua nhiều ngày cho đến khi ráo giòn và cuối cùng xay thành bột mịn. Sau đó áp dụng kỹ thuật ngâm dầm với dung môi methanol ở nhiệt độ phòng để điều chế cao MeOH tổng. Từ 850 g cao MeOH tổng, tiến hành chiết lỏng-lỏng lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexane, dichloromethane và ethyl acetate thu được 3 cao phân đoạn tương ứng: cao Hex (147,8 g), cao DC (13,5 g) và cao EA (237,5 g). Đề tài tập trung nghiên cứu trên cao chiết EA, áp dụng các phương pháp sắc ký cột cổ điển, sắc ký lớp mỏng với nhiều hệ dung môi khác nhau đã phân lập được 1 hợp chất tinh khiết dưới dạng bột màu vàng (HM.EA13, 30 mg) và xác định cấu trúc hóa học là quercetin 3-O--L-rhamnopyranoside (quercitrin). Cấu trúc các hợp chất này được làm sáng tỏ dựa trên việc phân tích các dữ kiện phổ nghiệm hiện đại: 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC và so sánh với dữ liệu phổ nghiệm đã được công bố trước đó trong tài liệu chuyên ngành.
Description: 51 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118143
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.38 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.232


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.