Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118146
Title: Khảo sát hàm lượng sắt trong rau mầm bằng thiết bị quang phổ phát xạ ICP-OES.
Authors: Phạm, Quốc Nhiên
Nguyễn, Ngọc Phương Thanh
Keywords: Hóa học
Issue Date: 2025
Publisher: Đại học Cần Thơ
Abstract: Đề tài “Khảo sát hàm lượng sắt trong rau mầm bằng thiết bị quang phổ phát xạ ICP-OES” được thực hiện để đánh giá chất lượng rau mầm thu mua tại chợ Xuân Khánh (thuộc Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) và một số mẫu rau mầm ngẫu nhiên được gửi phân tích tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ thông qua việc xác định hàm lượng sắt tổng trong mẫu. Nghiên cứu này được thực hiện trên thiết bị quang phổ phát xạ bởi tính nhanh chóng, chính xác, độ nhạy cao và dễ dàng thực hiện. Nội dung nghiên cứu bao gồm xác định khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), độ đặc hiệu, độ lặp lại và độ thu hồi. Ứng dụng phương pháp nghiên cứu để tiến hành xác định hàm lượng sắt tổng có trong 10 mẫu rau mầm thuộc địa bàn quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã đạt được các kết quả như sau: Khoảng tuyến tính của phương pháp được xác định trong khoảng hàm lượng sắt từ 0 – 4 ppm với 0,99≤ R2 ≤ 1. Giới hạn phát hiện (LOD) là 2,53 mg/kg, giới hạn định lượng (LOQ) là 8,45 mg/kg. Phương pháp phân tích có độ đặc hiệu cao và độ lặp lại tốt với giá trị RSD% thấp khi thực hiện khảo sát ở cả 3 mức nồng độ thấp, trung bình và cao trên cùng nền mẫu bằng phương pháp thêm chuẩn. Kết quả giá trị RSD% thu được trên cùng nền mẫu <7,3% đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của AOAC. Độ thu hồi của phương pháp nằm trong khoảng 98,38 – 102,39%. Kết quả khảo sát các tiêu chuẩn đánh giá phương pháp phân tích đều đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của AOAC quy định.
Description: 70 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118146
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.93 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.