Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118235
Title: | Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trong khuôn viên trường Đại học Cần Thơ. |
Authors: | Phạm, Quốc Nhiên Lê, Duy Khang Trần, Thuận Đàn |
Keywords: | Hóa học |
Issue Date: | 2025 |
Publisher: | Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Nước thải sinh hoạt là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của con người, bao gồm nước thải từ các hoạt động như tắm giặt, nấu nướng, vệ sinh và các sinh hoạt khác. Với sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, khu vực dân cư kể cả ở môi trường đại học lượng nước thải sinh hoạt ngày càng gia tăng, kéo theo những thách thức lớn về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đề tài “Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trong khuôn viên trường Đại học Cần Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực khuôn viên trường Đại học Cần Thơ, bao gồm khu vực vườn bàng, khu vực ký túc xá khu A và khu B. Trong nghiên cứu này, các phương pháp phân tích hóa học, hóa lý từ truyền thống đến hiện đại bao gồm phương pháp chuẩn độ, phương pháp Kjeldahl, phương pháp quang phổ tử ngoại - khả kiến (UV-Vis) được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước thải bao gồm nhiệt độ, pH, độ cứng, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), các hợp chất nitrogen (N-NH4+, N-NO2-, N tổng), phosphorus (P-PO43-) và iron (sắt, Fe), từ đó so sánh, đánh giá các chỉ tiêu này với các tiêu chuẩn môi trường hiện hành (QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT,…) Kết quả nghiên cứu đạt được cho thấy: Nhiệt độ nước thải ở các khu vực khảo sát dao động từ 26,9°C đến 30,2°C, không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Giá trị pH duy trì trong khoảng 7,22 đến 7,65, phù hợp với giới hạn cho phép (5,0 - 9,0), cho thấy nước thải có tính ổn định về độ acid và kiềm. Độ cứng dao động từ 138,8 đến 162,4 mg/L, thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép là ≤ 500 mg/L, không gây tác động xấu đến môi trường nước. Oxy hòa tan dao động từ 3,2 mg/L đến 18,4 mg/L. Trị số COD dao động từ 151,852 đến 221,148 mg/L, vượt giới hạn tối đa cho phép (150 mg/L) từ 1,01 lần đến 1,47 lần, cho thấy nước ô nhiễm chất hữu cơ cao. Hàm lượng N-NH4+ (từ 1,550 đến 5,102 mg/L), N-NO2- (0,014 - 0,116 mg/L), P-PO43-(0,106 - 0,612 mg/L) hoàn toàn dưới giới hạn cho phép và không gây ô nhiễm. Hàm lượng nitrogen tổng dao động từ 37,55 đến 52,11 mg/L, vượt mức tiêu chuẩn là 40 mg/L. Riêng hàm lượng sắt (5,098 - 13,078 mg/L) vượt giới hạn cho phép từ 1,02 đến 2,62 lần. Kết quả đánh giá cho thấy chất lượng nước thải tại khuôn viên trường Đại học Cần Thơ có một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép, đặc biệt là COD, nitrogen tổng, và sắt nên cần có biện pháp xử lý giảm hàm lượng các chất ô nhiễm. Thông qua nghiên cứu này, dữ liệu thu được sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt và nghiên cứu xử lý ô nhiễm trong tương lai. |
Description: | 117 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118235 |
Appears in Collections: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 3.63 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 216.73.216.119 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.