Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118277
Nhan đề: | Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật của màng nhựa sinh học dựa trên nền tinh bột khoai lang có bổ sung cao chiết lá quao (dolichandrone spathacea (l.f.) schum.) và citric acid. |
Tác giả: | Hà, Thị Kim Quy Phạm, Khánh Nguyên Huân Thạch, Thị Mộng Trinh |
Từ khoá: | Hóa dược |
Năm xuất bản: | 2025 |
Nhà xuất bản: | Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Nhựa sinh học đang là một trong những loại vật liệu dẫn đầu xu hướng và thu hút sự quan tâm trong ngành công nghiệp nhựa cũng như đời sống con người. Cây Quao (Dolichandrone spathacea (l.f.) schum.) loài thực vật thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae) là một dược liệu quen thuộc của người Việt Nam, được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền. Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng cao chiết lá Quao để sản xuất màng nhựa sinh học dựa trên nền tinh bột kết hợp với citric acid. Lá Quao sau khi thu hái, được sơ chế, tiếp đó thực hiện quá trình ngâm dầm và cô đuổi dung môi để thu được cao chiết EtOH, sau đó phần cao chiết này sẽ mang đi khảo sát thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn nhằm định định lượng các nồng độ cao chiết có khả năng kháng khuẩn. Đồng thời, tiến hành khảo sát tìm ra nồng độ chất hóa dẻo glycerol tối ưu trên nền tinh bột. Màng nhựa tối ưu sẽ được kết hợp với cao chiết EtOH từ lá Quao ở các nồng độ khác nhau 10, 15, 20, 25, 30, 35% (wcao chiết/wtinh bột). Tiếp tục tiến hành khảo sát tìm ra nồng độ citric acid thích hợp . Sản phẩm màng nhựa tạo ra sẽ được khảo sát các đặc tính như: đánh giá cảm quan, độ dày, độ hấp thụ nước, độ bền kéo. Từ đó sàng lọc ra màng nhựa chứa 20% glycerol, 20% cao chiết và 1% citric acid là sản phẩm màng nhựa tối ưu để tiến hành đo độ hấp thu nước (ASTM D570 có chỉnh sửa), độ bền kéo (ASTM D228 có chỉnh sửa), khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng nhựa bằng phương pháp xác định mật số vi khuẩn (ASTM E2149 có chỉnh sửa), đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của nấm mốc, phân tích phổ hồng ngoại biến đổi FT-IR, kính hiển vi điện tử quét SEM và thử nghiệm khả năng phân hủy. |
Mô tả: | 99 tr. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118277 |
Bộ sưu tập: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 6.62 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 216.73.216.82 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.