Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118680
Nhan đề: Nghiên cứu đánh giá và phân vùng nguy cơ sạt lở khu vực Bàu Trắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Tác giả: Lê, Ngọc Thanh
Trần, Đăng An
Lưu, Hải Tùng
Từ khoá: Sạt lở
Phân loại nguy cơ
Bàu Trắng
Bình Thuận
Năm xuất bản: 2025
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khí tượng Thủy văn;Số 774 .- Tr.13-23
Tóm tắt: Phân vùng nguy cơ sạt lở là cơ sở để thiết lập vùng an toàn và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro đối với đời sống và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bàu Trắng tỉnh Bình Thuận. Bản đồ phân vùng các cấp độ nguy cơ gây ra do sạt lở khu vực này được thiết lập bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) dựa vào số liệu khảo sát hiện trạng 53 điểm sạt lở trên địa bàn khu vực nghiên cứu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 năm 2024. Sáu yếu tố thành phần đã được lựa chọn gồm địa chất trầm tích, cao độ địa hình, độ dốc, môi trường đất, khả năng xâm nhập nước vào bờ và tính thấm của đất. Kết quả cho thấy rằng có 3 địa điểm khảo sát nằm trong các vùng nguy cơ rất cao, bao gồm điểm sạt lở đã xảy ra. Các vùng có nguy cơ sạt lở từ rất thấp, thấp, trung bình, cao đến rất cao lần lượt chiếm 45,47%; 37,31%; 5,23%; 9,52% và 2,45% toàn diện tích phân vùng. Trầm tích gió Holocen (vQ₂¹⁻²); địa hình thấp đến trung bình (cao độ 35-37 m); độ dốc thay đổi nhiều, từ 5 đến > 25°, đất cát trắng vàng; khả năng xâm nhập nước vào bờ ở mức cao đến rất cao; và tính thấm của đất ở mức khá cao đến cao là các yếu tố tự nhiên dẫn đến sạt lở bờ Bàu Bà. Kết quả nghiên cứu là tài liệu khoa học và thực tiễn giúp đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình bảo vệ bờ khu vực Bàu Trắng.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/118680
ISSN: 2525-2208
Bộ sưu tập: Khí tượng Thủy văn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
898.82 kBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.143


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.