Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/119310
Title: Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá biến động diện tích và ước tính trữ lượng carbon của rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu từ năm 2014 - 2023
Authors: Võ, Thị Phương Linh
Nguyễn, Hồng Minh
Keywords: đất ngập nước
tín chỉ carbon rừng
rừng ngập mặn
Issue Date: Apr-2025
Abstract: Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đất ngập nước có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ CO₂. Tuy nhiên, hiện nay, hệ sinh thái này đang ngày càng suy thoái do các tác động của tự nhiên và hoạt động con người. Tỉnh Bạc Liêu (Việt Nam) có diện tích rừng ngập mặn lớn. Do đó, việc giám sát và kiểm kê tài nguyên rừng Bạc Liêu rất cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh tín chỉ carbon rừng đang có giá trị kinh tế. Phương pháp giám sát bằng đo đạc thực địa mang lại hiệu quả thấp, đặc biệt là đánh giá quy mô lớn như rừng. Chính vì thế, nghiên cứu đã ứng dụng công cụ GIS và viễn thám để đánh giá biến động diện tích và ước tính tiềm năng lưu trữ carbon rừng ngập mặn Bạc Liêu từ năm 2014 đến 2023, nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả. Kết quả cho thấy thuật toán phân loại Maximum Likelihood Classification (MLC) cho độ chính xác cao hơn so với thuật toán Random Forest (RF). Kết quả phân loại chỉ ra diện tích rừng ngập mặn đã tăng từ 5.101,47 ha năm 2014 lên 5.581,08 ha năm 2023. Tổng trữ lượng carbon ước tính từ chỉ số NDVI dao động từ 58.287,65 tấn đến 280.041,82 tấn. Việc giảm phù sa bồi tụ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang nuôi trồng thủy sản và các rào cản về chính sách là những nguyên nhân chính gây suy thoái rừng ngập mặn tại Bạc Liêu. Giải pháp hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp giữa kinh tế – xã hội, định hướng phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/119310
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.62 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.103


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.