Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/119329
Nhan đề: Khảo sát đa dạng thành phần loài thực vật dược dưới tán rừng huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Tác giả: Ngô, Thanh Phong
Đỗ, Việt Phát
Từ khoá: Sinh học
Năm xuất bản: 2025
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “Khảo sát đa dạng thành phần loài thực vật dược dưới tán rừng huyện Kon Plông, tỉnh Kon tum” được thực hiện từ tháng 11 năm 2024 và hoàn thành vào tháng 5 năm 2025 với mục tiêu đánh giá sự đa dạng của thực vật dược dưới tán rừng ở Kon Plông, làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, bảo tồn, lập danh mục và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thực vật dược. Khảo sát đã sử dụng phương pháp khai thác, điều tra thực địa, thu mẫu, lập danh mục, các phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật dược và tra cứu các tài liệu chuyên về thực vật dược dưới tán rừng Kon Plông. Kết quả khảo sát đã xây dựng được danh mục thực vật dược dưới tán rừng ở Kon Plông gồm 150 loài thuộc 130 chi, 60 họ có khả năng làm thuốc dưới tán rừng đã được ghi nhận. Trong đó có bảy loài gồm Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Hương bài (Dianella ensifolia), Sâm dây (Codonopsis javanica), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Tiêu rừng (Litsea cubeba), Rau lủi (Gynura sp) và Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) đã được chọn làm nhóm cây thuốc tiềm năng. Hệ thực vật dược ở Kon Plông có 7 dạng sống, nhóm cây thân cỏ chiếm số lượng nhiều nhất với 53 loài (chiếm tới 34,5% tổng số loài), tập trụng nhiều nhất ở họ Cúc (Asteraceae) với 17 loài. Đề tài xác định được 28 nhóm hoạt chất có trong 140 loài thực vật (chiếm 92,1% tổng số loài), trong đó nhóm cây dược liệu có hoạt chất flavonoid chiếm số lượng nhiều nhất với 70 loài (chiếm 45,57% tổng số loài khảo sát). Các loài thực vật dược được khảo sát có tác dụng điều trị 36 nhóm bệnh đường tiêu hóa có số loài có thể dùng để chữa trị cao nhất với 75 loài (chiếm 48,95% số loài khảo sát). Kết quả khảo sát đã xác định 10 loài có giá trị bảo tồn, có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) với 2 loài thuộc nhóm EN (nguy cấp) và 8 loài thuộc nhóm VU (sẽ nguy cấp).
Mô tả: 102 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/119329
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
15.67 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.103


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.