Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13256
Nhan đề: Giải pháp phát triển trồng cam tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Đặng, Thị Hoa
Chu, Thị Hồng Phượng
Từ khoá: Cam Kim Bôi
Giá trị
Giải pháp
Kinh tế
Thu nhập
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;Số 334 .- Tr.21-30
Tóm tắt: Cây ăn quả có múi ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Huyện Kim Bôi của tỉnh Hòa Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm với sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Sản xuất cam và cây có múi trên địa bàn huyện Kim Bôi đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đồng thời khẳng định được giá trị kinh tế vượt trội so với các cây trồng khác. Mặc dù có địa hình đa dạng, phức tạp nhưng hoạt động trồng cam của người dân trong huyện vẫn được phát triển rộng khắp. Nghiên cứu này đã điều tra chuyên sâu ở 2 xã có đặc điểm địa hình khác nhau, đó là xã Mỹ Hòa (địa hình bằng phẳng) và xã Kim Sơn (địa hình đồi núi) với 2 phương thức trồng cam khác nhau (trồng chuyên canh và trồng xen canh). Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng cam theo quy mô lớn và phương thức trồng chuyên canh đem lại thu nhập cho người dân cao hơn các hộ có quy mô trồng nhỏ lẻ và trồng xen canh; trồng cam ở địa hình bằng phẳng (xã Mị Hòa) cho giá trị kinh tế cao hơn ở địa hình đồi núi (xã Kim Sơn).
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13256
ISSN: 1859-4581
Bộ sưu tập: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_707.33 kBAdobe PDFXem
Your IP: 3.17.181.112


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.