Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13377
Nhan đề: | Nghiên cứu nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng (Litopenaus vannamei) với tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thường và toàn đực |
Tác giả: | Nguyễn, Thị Hồng Vân Dương, Thị Mỹ Hận Nguyễn, Đỗ Trí Thức |
Từ khoá: | Nuôi trồng thủy sản |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Nghiên cứu nhằm tìm ra mật độ nuôi ghép từng loài thích hợp nhất, đồng thời so sánh hiệu quả nuôi ghép giữa tôm thẻ chân trắng (TCT) với tôm càng xanh (CX) thường và toàn đực trong mô hình nuôi ghép. Trong thí nghiệm 1 3 mật độ ghép khác nhau tương ứng với 3 nghiệm thức, mỗi NT có 3 lần lặp lại bao gồm 78 TCT+ 2 CX (NT1), 76 TCT+ 4 CX (NT2), 74 TCT+ 6 CX (NT3) được nuôi trong bể composite thể tích 2m3 ở độ mặn 5‰. Kết quả cho thấy với khối lượng và chiều dài ban đầu của tôm (thẻ: 0,46g; 3,95cm), (càng xanh: 0,73g; 4,22cm) sau 60 ngày nuôi NT2 đạt kết quả tốt nhất về sinh khối thu (0,58kg/m3); FCR (1,36) mặc dù khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với 2 NT còn lại và được chọn để sử dụng trong thí nghiệm tiếp theo để nuôi ghép với CX toàn đực (NT1) và CX thường (NT2), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Với khối lượng và chiều dài ban đầu ở tôm trong thí nghiệm 2 (thẻ: 0,33-0,39g, 3,56-4,3cm), (CX toàn đực: 0,74-0,80g; 4,2-4,25cm), (CX thường:0,56-0,65g; 4,2-4,6cm), sau 60 ngày nuôi, mặc dù tỷ lệ sống đạt thấp hơn (73 so với 75%; p>0,05) nhưng việc ghép tôm CX toàn đực vẫn mang lại sinh khối lớn hơn (0,47kg/m3 so với 0,46) và có FCR thấp hơn (1,19 so với 1,20) so với việc nuôi ghép TCT và CX thường. |
Mô tả: | 17tr. |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13377 |
Bộ sưu tập: | Trường Thủy sản |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 415.63 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.145.53.35 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.