Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13692
Title: | Khảo sát hiện trạng kinh tế xã hội của mô hình trồng tràm thích ứng với xâm nhập mặn tại vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau. |
Authors: | Lê, Văn Dũ Nguyễn, Tấn Thi Nguyễn, Ái Nhân |
Keywords: | Quản lý Tài nguyên và Môi trường |
Issue Date: | May-2018 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Nghiên cứu được thực hiện tại vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau với mục tiêu tổng quát là khảo sát hiện trạng kinh tế xã hội, mức độ tác động đến môi trường tự nhiên và khả năng thích ứng với xâm nhập mặn mô hình trồng Tràm. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp. Các thông tin về hiện trạng tại Vườn quốc gia được thu thập từ các cơ quan quản lý và các nghiên cứu có liên quan. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 35 hộ tại vùng đệm Vườn quốc gia theo bảng câu hỏi đã xây dựng nhằm khảo sát đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình. Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả với phần mền Microsoft Excel và Excel, thể hiện bằng các biểu đồ nhằm thể hiện kết quả thống kê một cách trực quan. Ngoài ra nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu kinh tế để tính toán các khoảng chi phí, lợi nhuận, nhằm tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình một cách cụ thể. Qua nghiên cứu cho thấy trồng Tràm là thu nhập chính của các nông hộ, mật độ trồng Tràm từ 1000 – 10000 cây/công là phổ biến. Chi phí đầu tư vào sản xuất Tràm tương đối thấp trung bình khoảng 2.122.886 đồng/công/vụ. Lợi nhuận trung bình khoảng 11.956.448 đồng/công/vụ. Từ đó nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp tạm thời và lâu dài để thích ứng với tình hình xâm nhập mặn hiện tại. |
Description: | 60 tr. |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13692 |
Appears in Collections: | Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.56 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.216.156.226 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.