Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13816
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Thái Sơn | - |
dc.contributor.author | Nguyễn, Văn Cường | - |
dc.date.accessioned | 2019-09-30T09:29:57Z | - |
dc.date.available | 2019-09-30T09:29:57Z | - |
dc.date.issued | 2018-12-03 | - |
dc.identifier.issn | B1408330 | - |
dc.identifier.uri | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13816 | - |
dc.description.abstract | Với sự phát triển không ngừng của thời đại hiện nay, đặc biệt gần đây nhất là cuộc cách mạng 4.0. Cho thấy tốc độ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn trong đời sống rất nhiều. Trong đó không thể không kể đến sự cấp thiết và đảm bảo về sự phát triển về một hệ thống điện an toàn, đáng tin cậy. Bên cạnh đó, nước ta phần lớn phụ thuộc vào thủy điện và nhiệt điện. Chủ yếu khai thác và sử dụng những nguồn nguyên liệu hóa thạch như: than, khí đốt, dầu mỏ,… Mà đây là nguồn nhiên liệu thiên nhiên đang dần cạn kiệt trong những năm sắp tới. Biểu hiện rõ nhất của sự ảnh hưởng do khai thác và sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch là Trái Đất đang dần nóng lên và những biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Đây là lúc ta cần nghĩ đến một nguồn năng lượng mới trong tương lai không xa. Đó là nguồn năng lượng tái tạo mà cụ thể là năng lượng Mặt Trời. Ở nước ta lượng bức xạ Mặt Trời là nguồn tài nguyên quan trọng được thiên nhiên ưu đãi.Trung bình, tổng bức xạ năng lượng Mặt Trời vào khoảng 5kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam khoảng 4kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Do vị trí của Việt Nam nằm ở vĩ tuyến 17 nên số giờ nắng trong năm ở miền Bắc khoảng 1500 – 1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam, con số này khoảng 2000 – 2600 giờ mỗi năm. Cùng với đó, lượng bức xạ Mặt Trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ờ các tỉnh phía Nam thì hầu như Mặt Trời chiếu hàng năm kể cả mùa mưa. Đó là lý do các địa phương ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nguồn bức xạ Mặt Trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác và sử dụng. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long có khí hậu gió mùa, nóng và ẩm với 2 mùa rõ rệt. Tiềm năng khai thác năng lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn. Ước tính cứ 1m2 lắp đặt các tấm pin Mặt Trời có thể thu 5 kWh điện mỗi ngày. Nguồn chiếu sáng này rất ổn định, với hơn 90% số ngày trong năm đều nhận được ánh sáng Mặt Trời đủ mạnh để vận hành các tấm pin năng lượng Mặt Trời. Bên cạnh đó, An Giang là khu vực của sự phát triển về thủy sản rất cần nguồn năng lượng điện ở các vùng nuôi lớn ở xa điện lưới. Đề tài Khảo sát hệ thống điện Mặt Trời 20 kWp Tân Châu, An Giang nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động, cấu tạo thực tế của hệ thống điện Mặt Trời. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực lắp đặt. Hệ thống điện Mặt Trời độc lập kết nối với máy phát điện để có thể cung cấp điện cả ngày lẫn đêm. Đây được xem là một giải pháp quan trọng, tiện lợi để có thể sử dụng điện ở những vùng xâu vùng xa, côn đảo, cồn…. Đặc biệt, cung cấp điện cho việc phát triển ngành thủy sản ở các vùng nuôi quy mô lớn ở Tân Châu. Qua đó, ta thấy được mô hình hệ thống điện Mặt Trời đang được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong tương lai gần. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i MỤC LỤC BẢNG iii MỤC LỤC HÌNH iv DANH MỤC VIẾT TẮT vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI 1 1.1 Giới thiệu về năng lượng Mặt Trời. 1 1.1.1 Cường độ bức xạ Mặt Trời 2 1.1.2 Hằng số Mặt Trời (I0) 2 1.1.3 Các dạng bức xạ Mặt Trời 3 1.2 Toàn cảnh tiềm năng và tình hình khai thác, sử dụng điện Mặt Trời 6 1.2.1 Tiềm năng và sự khai thác, sử dụng điện Mặt Trời trên thế giới 6 1.2.2 Tiềm năng và sự khai thác, sử dụng điện Mặt Trời ở Việt Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long 11 1.3 Vị trí lắp đặt hệ thống 14 1.3.1 Ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu 15 1.3.2 Cường độ bức xạ Mặt Trời và số giờ nắng 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI 19 2.1 Hệ thống điện Mặt Trời 19 2.2 Tấm pin (Solar panels) 20 2.2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 20 2.2.2 Đặc tính làm việc của tấm pin 24 2.3 Bộ biến đổi DC/DC (Inverter) 28 2.3.1 Mạch tăng áp (Boost) và bộ điều khiển MPPT 28 2.4 Bộ biến đổi DC/AC ( Inverter) 34 2.4.1 Giới thiệu 34 2.4.2 Nguyên lý hoạt động 35 2.4.3 Phương pháp điều biến độ rộng xung PWM (Pulse Width Modulation) 36 2.5 Bộ điều khiển sạc (Charge controller) 37 2.6 Ắc quy (Battery) 39 2.6.1 Giới thiệu về Ắc quy 39 2.6.2 Cấu tạo của Ắc quy 39 2.6.3 Các phương pháp nạp ắc quy 44 2.7 Tải 45 2.8 Máy phát điện 47 2.8.1 Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha 47 2.8.2 Nguyên lý hoạt động 47 CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI THỰC TẾ 49 3.1 Giới thiệu hệ thống thực tế 49 3.1.1 Tấm pin (Solar panels) 51 3.1.2 Bộ biến đổi (Inverter) 52 3.1.3 Bộ điều khiển trung tâm (Sunny Island 8.0H) 54 3.1.4 Ắc quy (Battery) 59 3.2 So sánh, tính toán hệ thống thực tế 61 3.2.1 Cơ sở tính toán hệ thống (lý thuyết) 61 3.2.2 Khảo sát hệ thống trường hợp đủ điện năng (thực tế) 65 3.2.3 Khảo sát trường hợp thiếu điện năng 70 3.3 Những sự cố và cách khắc phục 75 3.3.1 Lỗi ắc quy (Battery fault) 75 3.3.2 Quá tải (Overload) 75 3.3.3 Lỗi không thể đồng bộ hóa (Synchronisation not executed) 75 3.3.4 Sự nhiễu sóng của thiết bị (Interference of device) 76 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ 77 4.1 Tổng mức đầu tư hệ thống điện Mặt Trời 77 4.1.1 Chi phí mua thiết bị (CPTB) 77 4.1.2 Chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống (CPVHBD) 77 4.1.3 Chi phí duy trì (CPDT) 77 4.2 Tính toán kinh tế điện năng sản xuất 78 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 5.1 Kết luận 80 5.2 Kiến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Trường Đại học Cần Thơ | vi_VN |
dc.subject | Kỹ thuật Điện | vi_VN |
dc.title | KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI 20 kWp TÂN CHÂU, AN GIANG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Trường Bách khoa |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 5.24 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 13.59.36.4 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.