Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/1426
Nhan đề: Một góc nhìn về chữ hiếu qua văn ai tế Hán Nôm
Tác giả: Nguyễn, Đông Triều
Từ khoá: Văn ai điếu
Chữ hiếu
Lấy trung làm hiếu
Chuyển hiếu thành trung
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Hán Nôm;Số 1 .- Tr.76-82
Tóm tắt: Văn ai tế là loại văn dùng để khóc thương, ca ngợi người đã qua đời. Tuy nhiên thông qua đó, tác giả còn muốn đưa đến nhiều thông điệp có ý nghĩa to lớn hơn cho người còn sống. Vì thế nội dung của nó không chỉ bó hẹp ở việc khóc thương mà còn thể hiện nhiều nội dung khác, trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến luân lý đạo đức, tức là những quy phạm, sự đánh giá tốt xấu về cá nhân hay tập thể, những việc làm hợp với quy phạm chung và nỗ lực đạt tới những quy phạm đó. Bài viết ngắn này nói về chữ hiếu, một đức tính được xem là “đứng đầu trăm nết”, mà người xưa đã thể hiện qua văn ai tế Hán Nôm. Tác giả văn ai tế Hán Nôm thể hiện chữ hiếu qua các phương diện chủ yếu sau: trong đời sống hằng ngày luôn phải phụng dưỡng, tôn kính cha mẹ; khi bận việc quốc gia không thể chăm lo phụng dưỡng hoặc không lo tròn việc tang tế cho cha mẹ thì luôn cảm thấy dằn vặt, hối lỗi vì không tròn chữ hiếu - đặc biệt các bậc đại thần của triều đình có những cách xử lý rất thỏa đáng theo tinh thần Nho giáo là lấy trung làm hiếu và chuyển hiếu thành trung, về phương thức thể hiện, văn ai tế thể hiện chữ hiếu bằng nhiều cách: vay mượn điển cố, vay mượn văn liệu và quan niệm dân gian Việt Nam mượn từ ngữ Truyện Kiều theo kiểu tập Kiều, lẩy Kiều, trong đó phương thức thứ ba là phương thức đặc biệt thú vị.
Định danh: http://172.18.63.105/jspui/handle/123456789/1426
ISSN: 8066-8639
Bộ sưu tập: Hán Nôm

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_430.53 kBAdobe PDFXem
Your IP: 3.142.98.240


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.