Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/14448
Nhan đề: Ứng dụng mô phỏng cải tiến nguồn lực sản xuất cấu kiện kết cấu thép (Công ty TNHH Cơ khí Lâm Nhứt Đại Phát)
Tác giả: Nguyễn, Trường Thi
Đoàn, Văn Toàn
Từ khoá: Quản lý công nghiệp
Năm xuất bản: thá-2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Từ sau thời kỳ hội nhập nền kinh tế của nước ta phát triển vượt bậc, song song đó Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá cũng được đẩy mạnh. Chính vì thế thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và rất nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài được thành lập. Hoạch định thiết kế mặt bằng cho một cơ sở là rất quan trọng, việc làm này có tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động hàng ngày và có tác động lâu dài đến hiệu quả sản xuất, ảnh hưởng đến chi phí và thời gian cung ứng sản phẩm và dịch vụ. Tái bố trí mặt bằng là vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có phương pháp bố trí mặt bằng tối ưu và thuyết phục nhất để có thể ứng dụng vào thực tế thì việc kết hợp mô phỏng là phương pháp thiết thực nhất. Mô phỏng là một trong những phương pháp phân tích và cải tiến quy trình sản xuất nhằm đánh giá được hiệu năng của quy trình sản xuất đó. Từ đó, hoạt động sản xuất được cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vẫn đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Phân bổ nguồn lực trong xưởng sản xuất kết hợp với mô phỏng đã có các nghiên cứu khá rộng rãi cả trong và ngoài nước, đặc biệt là sản xuất cơ khí, kim loại như sắt, thép, nhôm đúc. Việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng để phân bổ là một việc không đơn giản. Vì vậy việc xây dựng một mô hình mô phỏng được cho là rất cần thiết để mang tính thuyết phục cao khi áp dụng vào thực trạng. Nắm bắt được những vấn đề và sự cấp bách nêu trên, đề tài tái thiết kế và mô phỏng lại hoạt động của công ty TNHH Cơ Khí Lâm Nhứt Đại Phát bằng phần mềm Arena mong muốn có thể tái bố trí thành công mặt bằng hiện tại của xưởng sản xuất, để giúp phần nào nâng cao được dòng di chuyển nguyên vật liệu trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn, từ đó giúp đánh giá và cải tiến hiệu quả hoạt động của xưởng.
Mô tả: 77 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/14448
Bộ sưu tập: Trường Bách khoa

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.58 MBAdobe PDF
Your IP: 3.144.235.195


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.