Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15460
Title: Lạc Việt: từ tộc danh đến căn tính tộc người
Authors: Đinh, Hồng Hải
Keywords: Lạc Việt
Căn tính tộc người
Tên được gọi
Tên tự gọi
Lai tạp hóa
Zomia
Dân tộc biểu tượng luận
Issue Date: 2018
Series/Report no.: Khoa học Xã hội và Nhân văn;Tập 4, Số 06 .- Tr.710-726
Abstract: Lạc Việt (駱越 hay 雒越, phiên âm: Luo Yue) là một tộc danh (Ethnonym) được sử dụng phổ biến cả ở Trung Quốc và Việt Nam. Cho đến cuối thế kỷ XX, nghiên cứu về Lạc Việt dưới các góc nhìn của lịch sử, thần thoại học, ngôn ngữ học hay văn hóa học vẫn còn những tranh luận chưa có hồi kết về nguồn gốc hay đúng hơn là về danh từ riêng Lạc Việt. Vì vậy, để trả lời câu hỏi người Lạc Việt là ai chúng ta cần có thêm những góc nhìn mới và cập nhật trong bối cảnh phát triển vô cùng nhanh chóng của nền khoa học thế giới. Trong khoa học tự nhiên, cùng với cách thức phân loại nhân chủng như đo hộp sọ (Cranium), việc tìm hiểu nguồn gốc các tộc người ngày càng có thêm nhiều phương pháp hiện đại như công nghệ DNA hay nhân học phân tử. Trong khoa học xã hội, cùng với những thành tựu nghiên cứu của sử học, khảo cổ học và ngôn ngữ học đã được công bố, ngày càng có thêm nhiều công cụ mới để chúng ta có thể nhìn rõ hơn về quá khứ. Một số hướng tiếp cận lý thuyết mới đó sẽ được nghiên cứu này đặt ra để nhìn nhận lại vấn đề Lạc Việt trong bối cảnh phát triển của nền khoa học thế giới, Nghiên cứu này đặt từ tố Lạc Việt trong vai trò tên được gọi (Exonym) qua tư liệu mà người Hán đã dùng để gọi một cộng đồng được gọi là Lạc Việt từ khu vực Nam Trung Hoa hơn 2000 năm trước trong sự đối sánh với tên tự gọi (Autonym) của người Việt từ khi giành được độc lập trong hơn 1000 năm qua. Từ đó, đặt tên được gọi Lạc Việt trong một khu vực địa lý rộng lớn bao trùm cả Việt Nam và Trung Quốc thời Cổ Đại. Đồng thời, xem xét tên tự gọi Lạc Việt như một quá trình quốc gia hóa và biểu tượng hóa nguồn gốc dân tộc Việt thời Trung đại. Thông qua sự đối sánh nói trên, nghiên cứu này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa người Hán với một cộng đồng được gọi là Lạc Việt và quan điểm của người Việt về Lạc Việt dựa trên một số lý thuyết mới của James Scott (Zomia) và dân tộc biểu tượng luận (Ethnosymbolism) của Anthony Smith. Qua đó tìm hiểu căn tính tộc người (ethnicity)¹ đã và đang tồn tại trong văn hóa của người Việt. Xa hơn, nghiên cứu này cũng mong muốn mở ra một góc nhìn mới về Lạc Việt từ Nhân học phân tử (Molecular Anthropology).
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15460
ISSN: 2354-1172
Appears in Collections:Khoa học Xã hội & Nhân văn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_6.94 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 3.142.174.8


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.