Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15479
Title: Dấu hiệu chuyển mình của văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX qua sự vay mượn sáng tạo Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên trong tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu
Authors: Tạ, Thị Thanh Huyền
Keywords: Truyện Lục Vân Tiên
Truyện Kiều
Sự vay mượn
Cám dỗ sắc dục
Phản nhân vật
Issue Date: 2019
Series/Report no.: Khoa học Xã hội và Nhân văn;Tập 5, Số 01 .- Tr.94-106
Abstract: Trong tác phẩm Hà Hương phong nguyệt - tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên viết về đề tài tính dục và gây ra một cuộc tranh luận lớn trong giới văn chương Nam Bộ đầu thế kỷ XX - người đọc có thể dễ dàng tìm thấy nhiều dấu vết ảnh hưởng của cả Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên. Xuất phát từ quan niệm nhân sinh và tư duy nghệ thuật mới mẻ, Lê Hoằng Mưu đã vận dụng linh hoạt các chất liệu vay mượn từ hai truyện Nôm vốn trái ngược nhau này để tạo nên các nhân vật phức tạp, đa chiều, có mâu thuẫn nội tâm, bị chi phối bởi bản năng và dễ dàng đầu hàng nghịch cảnh. Nói cách khác, đó chính là những “Phản nhân vật” của các mẫu hình nhân vật lý tưởng trong truyện Nôm truyền thống, đặc biệt là truyện Nôm đạo lý Lục Văn Tiên. Sự sáng tạo của Lê Hoằng Mưu còn bộc lộ qua cách ông thay đổi số phận của các nhân vật, cả chính diện lẫn phản diện, khi để cho họ tự kết thúc cuộc đời trong sự sám hối của bản thân. Với cách làm này, ông đã đạt được đóng góp quan trọng là tái tạo di sản văn chương của quá khứ để bước đầu tạo dựng nền móng cho nền văn học hiện đại.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15479
ISSN: 2354-1172
Appears in Collections:Khoa học Xã hội & Nhân văn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_5.63 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 18.222.155.174


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.