Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15480
Nhan đề: Hành lang kinh tế phía Nam: Cầu nối cho phát triển du lịch giữa các nước tiểu vùng sông Mekong
Tác giả: Ngô, Thanh Loan
Dương, Trường Phúc
Từ khoá: Tiểu vùng sông Mekong
Hành lang kinh tế phía Nam
Phát triển du lịch đa quốc gia
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Khoa học Xã hội và Nhân văn;Tập 5, Số 01 .- Tr.107-117
Tóm tắt: Hợp tác kinh tế giữa các nước có chia sẻ chung đường biên giới được nhìn nhận là góp phần tạo ra thị trường lớn hơn, giảm bớt các rào cản thương mại và tăng cường dịch chuyển vốn, công nghệ, lao động. Trong khuôn khổ đó, Hành lang kinh tế phía Nam có ý nghĩa vừa là nền tảng kết nối thành viên nhóm các nước tiểu vùng sông Mekong: Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, vừa đóng vai trò là hợp phần quan trọng của hội nhập kinh tế khu vực. Du lịch là ngành kinh tế có tính liên vùng cao, có mối quan hệ chặt chẽ với hành lang kinh tế trong khu vực. Vì vậy, việc khai thác các hành lang kinh tế sẽ tạo điều kiện cho liên kết phát triển, mở rộng thị trường du lịch giữa các nước trong khu vực. Bài viết này trình bày một số vấn đề lý thuyết liên quan đến hành lang kinh tế và vai trò trong phát triển du lịch khu vực. Lấy trường hợp hành lang kinh tế phía Nam, nhóm tác giả đề xuất các nghiên cứu sâu hơn để khai thác triệt để tiềm năng phát triển du lịch đa quốc gia dọc theo hành lang.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15480
ISSN: 2354-1172
Bộ sưu tập: Khoa học Xã hội & Nhân văn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_3.98 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.143.237.203


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.