Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15498
Nhan đề: | Vấn đề giáo dục phụ nữ trên Nam Phong tạp chí (1917-1934) |
Tác giả: | Phạm, Thị Thu Hà |
Từ khoá: | Phụ nữ Giáo dục phụ nữ Nam Phong tạp chí Giới Xã hội Nam quyền |
Năm xuất bản: | 2018 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Khoa học;Số 30 .- Tr.44-49 |
Tóm tắt: | Vấn đề giáo dục phụ nữ trên báo chí tiếng Việt đầu thế kỉ XX nói chung và Nam Phong tạp chí nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy vậy, tập trung vào vấn đề giáo dục phụ nữ ở độ tư tưởng quan niệm, nội dung trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1934) thì còn khá mờ nhạt. Hướng đến điều này chúng tôi, một mặt, đặt Nam Phong trong bối cảnh báo chí thời kì này là của báo chí chính quyền thực dân và Việt Nam giai đoạn này là một nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo, lễ giáo phong kiến cũng bị coi là nguồn gốc của sự bất bình đẳng nam nữ [4, tr.100]; mặt khác, cách tiếp cận vấn đề giáo dục phụ nữ của Nam Phong tạp chí không nặng tính lí thuyết mà thiên về tính thực tiễn (báo chí phải phản ánh bản chất của hiện thực xã hội) của vấn đề phụ nữ khi họ đang đối mặt với một xã hội nam quyền với rất nhiều định kiến. Từ đây, Nam Phong tạp chí không chú trọng nêu lên một quan niệm thật đầy đủ về vấn đề “Nam nữ bình quyền", “Giải phóng phụ nữ",... Trái lại, những người chủ trương tờ tạp chí này chú trọng đặt vấn đề giáo dục phụ nữ “đúng" với thực trạng xã hội đương thời, xét từ nhu cầu tiến hóa xã hội một cách tự nhiên nhất. Qua đó, bài báo cũng chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nam Phong tạp chí về mặt tư tưởng, quan niệm trong việc tiếp cận vấn đề giáo dục phụ nữ ở nước ta từ những bước khởi đầu của nó. |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15498 |
ISSN: | 1859-4603 |
Bộ sưu tập: | Khoa học Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 2.61 MB | Adobe PDF | Xem | |
Your IP: 3.145.166.223 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.