Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15504
Nhan đề: Tìm hiểu về nguyên lí gây ra hiện tượng biến đổi /L/, /N/
Tác giả: Sho Yamaoka
Từ khoá: Ngữ âm học
Cấu âm
Tiếng Việt
Biến đổi /L /, /N/
Phương ngữ Bắc Bộ
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học;Số 30 .- Tr.79-83
Tóm tắt: Trong các phương ngữ ở vùng đồng bằng sông Hồng, có xảy ra “Hiện tượng biến đổi /l/, /n/ (cũng có tác giả gọi hiện tượng này là lẫn lộn, chuyển đổi,...)’’. Hiện nay, sự ảnh hưởng của hiện tượng ấy đang lan rộng đến Hà Nội; người ta phát hiện ra là phát âm /l/, /n/ của người phố cổ cũng biến đổi với mức độ thấp. Nghiên cứu về hiện tượng này được chia làm hai phần là “nghiên cứu về giáo dục phát âm cho học sinh (Trần Thị Thìn, 1979,...)” và “nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học xã hội (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2000,...)''. Nhưng, cả hai loại nghiên cứu trên đều chưa giải thích được nguyên lí gây ra hiện tượng này. Dựa trên cơ sở dữ liệu giọng nói của người miền Bắc, trong báo cáo khoa học này, tác giả trình bày những điều như sau: 1) Tùy từng bối cảnh ngữ âm, xác suất của sự biến đổi /I/, /n/ bị lệch; 2) Nguyên nhân của sự lệch này chủ yếu là “sự lan rộng tính âm mũi và đồng cấu âm của nguyên âm". Kết quả này cho thấy rằng một phần nguyên nhân của hiện tượng này là sự hạn chế sinh lí của bộ phận cấu âm.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/15504
ISSN: 1859-4603
Bộ sưu tập: Khoa học Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_2.21 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.12.34.96


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.