Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/18148
Nhan đề: | Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh |
Tác giả: | Kim, Văn Vạn Nguyễn, Thành Trung |
Từ khoá: | Bắc Ninh Cá Diêu hồng Cá nheo Mỹ Cá trắm cỏ Nuôi cá lồng |
Năm xuất bản: | 2018 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;Số 336 .- Tr.93-100 |
Tóm tắt: | Bài báo trình bày kết quả điều tra hiện trạng nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Điều tra được thực hiện từ 07/2016 đến 01/2017 ở 60 hộ nuôi cá lồng thuộc 6 huyện Lương Tài, Yên Phong, Gia Bình, Thuận Thành, Tiên Du, Quế Võ có 973 ô lồng, số hộ nuôi tập trung ở huyện Lương Tài (38,33%) và huyện Gia Bình (18,3%). Đối tượng cá nuôi chủ yếu là: cá trắm cỏ (100%), cá nheo Mỹ (63,3%) và cá diêu hồng (43,3%). Vật liệu làm lồng theo công nghệ hiện đại là khung kẽm tuýp nước và kích cỡ lồng phổ biến là lồng 108 m³ (6 m x 6 m x 3 m). Mật độ thả: cá trắm cỏ, cá nheo Mỹ và cá diêu hồng tương ứng là 8,78,19,53 và 47,75 con/m³. Các hộ chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá (chiếm 95%). Cá trắm cỏ nuôi 16-20 tháng đạt 5,09 kg/con, năng suất 4.398 kg/ô lổng; cá nheo Mỹ nuôi 20 tháng đạt 3,7 kg/con, năng suất cao nhất đạt 6.794 kg/vụ/ô lồng và cá diêu hồng sau 8-12 tháng nuôi đạt 1/21 kg/con, năng suất đạt 5.574 kg/ô lồng. Mô hình nuôi cá trắm cỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo là cá diêu hồng và thấp nhất là cá nheo Mỹ. Kết quả nghiên cứu giúp định hướng về quy hoạch vùng nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng trên sông tại Bắc Ninh. |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/18148 |
ISSN: | 1859-4581 |
Bộ sưu tập: | Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.35 MB | Adobe PDF | Xem | |
Your IP: 3.128.172.168 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.