Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19200
Nhan đề: Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản sử thi nhằm phát triển năng lực so sánh cho học sinh (Ngữ văn 10)
Tác giả: Võ, Huy Bình
Nguyễn, Thị Lệ Quyền
Từ khoá: Sư phạm ngữ văn
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản sử thi nói riêng, chúng tôi đã chọn để tài Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản sử thi nhằm phát triển năng lực so sánh cho HS –Ngữ văn 10. Thông qua đề tài này, người viết muốn làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết về việc phát triển năng lực so sánh, để từ đó thiết kế các hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản sử thi nhằm phát triển năng lực so sánh cho HS trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Luận văn được cấu trúc gồm 02 chương. Trong chương 1, phần tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy so sánh trong dạy học văn bản sử thi vẫn còn mang tính chất khái quát về mặt lí thuyết và hầu như chưa có nghiên cứu về thiết kế hoạt động dạy học cụ thể. Bên cạnh đó, chương 1 còn giới thiệu lí thuyết về đặc trưng thể loại sử thi, năng lực so sánh và tầm quan trọng của năng lực so sánh đối với việc đọc hiểu văn bản. Điểm nổi bật là việc xác định một số hình thức hoạt động so sánh như: phiếu học tập kết hợp bảng liên hệ so sánh, câu hỏi so sánh kết hợp vấn đáp, câu hỏi so sánh kết hợp với thuyết trình, viết đoạn văn hoặc bài văn so sánh, lời diễn giảng có liên hệ so sánh. Chương 2 trình bày các hoạt động dạy học cụ thể cho 03 đoạn trích sử thi trong chương trình Ngữ văn lớp 10 gồm: Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên), Uy-lít-xơ trở về (trích Ô-đi-xê –sử thi Hi Lạp), Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na – sử thi Ấn Độ). Ở mỗi bài, người nghiên cứu đều xác định trọng tâm bài học, những kiến thức dùng để so sánh, nội dung so sánh và cách tiến hành. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa trong việc phát triển năng lực so sánh cho người học để nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu văn bản theo định hướng trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mô tả: 57 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19200
Bộ sưu tập: Khoa Sư phạm

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
982.13 kBAdobe PDF
Your IP: 18.117.7.131


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.