Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19217
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Hồng Nam-
dc.contributor.authorĐinh, Thị Phương Ngân-
dc.date.accessioned2019-12-19T09:05:34Z-
dc.date.available2019-12-19T09:05:34Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.otherC1700326-
dc.identifier.urihttp://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19217-
dc.description84 tr.vi_VN
dc.description.abstractVới đề tài “Tổ chức hoạt động thuyết trình để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 10” mục tiêu của chúng tôi là hướng đến làm sáng tỏ lí luận các vấn đề: Năng lực giao tiếp và hoạt động thuyết trình. Từ đó, thiết kế hoạt động thuyết trình cho các bài học cụ thể thuộc phần: Đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt, làm văn của chương trình Ngữ văn lớp 10. Từ mục tiêu trên nội dung được chúng tôi xây dựng trong nội dung chính gồm 2 chương: Chương 1 trình bày về cơ sở lí luận của năng lực giao tiếp và hoạt động thuyết trình. Ở nội dung năng lực giao tiếp chúng tôi trình bày các khái niệm về năng lực, và giao tiếp. Từ đó làm tiền đề cho việc tìm hiểu năng lực giao tiếp, cũng như những kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết của năng lực giao tiếp. Ở nội dung: Tổ chức cho học sinh thuyết trình để phát triển năng lực giao tiếp của chương 1, chúng tôi chỉ ra thế nào là thuyết trình và mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và thuyết trình. Từ mối quan hệ đó có sẽ phần nào làm rõ được vấn đề ứng dụng hoạt động thuyết trình vào trong dạy học nhằm giúp học sinh phát triển được năng lực giao tiếp, mà cụ thể ở đây là đối với môn Ngữ văn. Chương 2 ứng dụng hoạt động thuyết trình vào quá trình dạy học, song quá trình này giáo viên chỉ đóng vai trò chủ đạo, còn học sinh là đóng vai trò chủ động. Ở chương 2 thiết kế hoạt động thuyết trình trong chương trình Ngữ văn lớp 10 để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, chúng tôi nêu nguyên tắc thiết kế và mục đích thiết kế cụ thể. Kết quả của đề tài là chúng tôi đã thiết kế các chủ đề thuyết trình khác nhau với thời lượng và hình thức, đối tượng học sinh khác nhau tương ứng với các phần: Đọc - hiều văn bản, tiếng Việt, tập làm văn. Tùy vào điều kiện của từng lớp, từng bài, từng thời điểm mà giáo viên có thể lựa chọn những chủ đề thuyết trình phù hợp cho tiết dạy của mình nhằm mang lại những hiệu quả tối ưu trong quá trình dạy học. Đặc biệt, có thể phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác của học sinh mà cụ thể là năng lực giao tiếp với các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Học sinh có cơ hội thể hiện, rèn luyện năng lực bản thân trước tập thể lớp, và rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm,…Giúp học sinh nâng cao kết quả học tập và nhất là hoạt động này giúp học sinh có thêm hứng thú trong môn học Ngữ văn.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Cần Thơvi_VN
dc.subjectSư phạm ngữ vănvi_VN
dc.titleTổ chức hoạt động thuyết trình để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 10vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.7 MBAdobe PDF
Your IP: 3.129.73.6


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.