Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20415
Nhan đề: Nghiên cứu sự sẵn lòng đóng góp của người dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Võ, Hồng Tú
Lê, Thị Mộng Linh
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nghiên cứu sự sẵn lòng đóng góp của người dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hậu Giang dựa trên số liệu điều tra 458 hộ dân theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nghiên cứu từ mô hình hồi quy Probit để mô tả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến yếu tố tác động đến quyết định tham gia đóng góp của người dân. Mô hình double bound trong CVM để phân tích các yếu tố tác động đến mức độ đóng góp của người dân vào các công trình xây dựng NTM tại địa bàn được nghiên cứu. Kết quả mô tả thống kê từ nghiên cứu này cho thấy, có 456 hộ gia đình chiếm khoảng 99,56% người dân chấp nhận đồng ý đóng góp cho dự án, có 3 nhóm xã thì có tỉ lệ phần trăm tham gia như: nhóm xã hoàn thành tốt chiếm 100%, hoàn thành khá 100% còn lại nhóm xã hoàn thành thấp là không đồng ý tham gia đóng góp chỉ chiếm 1,27%. Hình thức đóng góp bằng tiền được người dân lựa chọn tham gia tương đối cao và có giá trị đóng góp trung bình khoảng 1,35 triệu đồng và giá trị cao nhất khoảng 300 triệu đồng, thấp nhất là không đóng góp. Ngoài ra hình thức đóng góp chiếm trung bình khoảng 54,12 m2 và giá trị cao nhất 5.205 m2, giá trị thấp nhất là không đóng góp đất. Hình thức đóng góp ngày công lao động, giá trị đóng góp trung bình của hộ gia đình tham gia khảo sát cho hình thức này gần bằng 1 ngày công, trong đó hộ đóng góp cao nhất lên đến 60 ngày và thấp nhất là không có ngày nào. Kết quả mô hình hồi quy Probit sự đóng góp của người dân sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như địa bàn các xã, tuổi, giới tính, trình độ, tham gia hội, thu nhập, gia đình văn hóa nên việc nghiên cứu sẽ ước lượng được mức sẵn lòng đóng góp của người dân. Thống kê mô tả và chi tiết về các biến giải thích được, cụ thể WTP có giá trị trung bình là 0,99 và 3 nhóm xã có giá trị trung bình là 2,03. Đề tài đã sử dụng sử dụng mô hình double bound trong CVM được chạy số liệu từ phần mềm stata, ta thấy giá trị kiểm định mô hình Prob > chi2 = 0.000 thể hiện mô hình nghiên cứu với mức ý nghĩa cao. Trong đó có 6 biến độc lập có ý nghĩa về mặt thống kê từ 1% đến 10%, đó là các biến: gia đình văn hóa, thu nhập bình quân, tham gia hội, trình độ cấp 2, giới tính, mức giá bid. Từ kết quả nghiên cứu, một số nhóm giải pháp đa dạng hình thức huy động, giải pháp công tác tuyên truyền đến với người dân sẵn sàng tham gia đóng góp, vận động người dân đóng góp cho chương trình XD NTM, từ phân tích SWOT cũng có một số giải pháp đi kèm, đã được đề xuất nhằm đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng cho phát triển các công trình xây dựng tại vùng nông thôn tỉnh Hậu Giang.
Mô tả: 80tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20415
ISSN: B1605994
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.34 MBAdobe PDF
Your IP: 3.17.175.167


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.