Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20431
Title: | Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại Đồng Bằng sông Cửu Long |
Authors: | Đỗ, Văn Hoàng Nguyễn, Phước Hậu |
Keywords: | Phát triển Nông thôn |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Abstract: | Đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm để mô tả thực trạng sản xuất lúa, phân tích các chỉ tiêu về chi phí, lợi nhuận và các yếu tố có tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại Đồng bằng Sông Cửu Long, từ đó tìm ra các khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa, để đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ. hương pháp chọn mẫu thuận tiện phỏng vấn 120 hộ nông dân sản xuất lúa, sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nguồn lực nông hộ, các chi phí đầu vào và đánh giá các yếu tố tác động đến lợi nhuận của nông hộ ở từng mùa vụ thông qua mô hình hồi quy đa biến. Thực trạng: Đa số nông dân trồng lúa có học vấn chưa cao, chủ hộ thường là nam, độ tuổi lao động thường cao, dao động từ 31 – 66 tuổi. Diện tích đất trung bình trong tổng số các hộ khảo sát là 2,976 ha. Từ kết quả khảo sát, phân tích cho thấy năng suất vụ Đông Xuân cao hơn so với hai vụ Hè Thu và Thu Đông. Lợi nhuận của nông hộ từ canh tác vụ Đông Xuân cao hơn so với hai vụ còn lại, trong khi đó chi phí canh tác của vụ Đông Xuân không chênh lệch nhiều so với hai vụ. Doanh thu trung bình từ việc sản xuất lúa trong một năm của 120 nông hộ là 86.531.036,07 đồng/ha với tổng chi phí trung bình phải bỏ ra là 46.224.547,88 đồng/ha, từ đó đạt lợi nhuận trung bình là 40.306.488 đồng/ha. Qua phân tích hồi quy, cho thấy các yếu tố luôn tác động đến lợi nhuận của nông hộ ở các vụ lúa trong năm tại ĐBSCL là: Mật độ gieo sạ, độ tuổi chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất và năng suất lúa. Song song, kết quả cũng cho thấy điểm mạnh của nông hộ là có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, cơ giới hóa nông nghiệp. Một số điểm yếu như hạn chế tham gia tập huấn, áp dụng mô hình kỹ thuật chưa hiệu quả, thói quen sạ dày và sử dụng phân bón hóa học. Từ những kết quả trên, đề tài có thể đề xuất một số giải pháp thích hợp để gia tăng hiệu quả sản xuất như: tích cực tham gia lớp tập huấn, khuyến khích sạ thưa, sử dụng phân hữu cơ. |
Description: | 64tr |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20431 |
ISSN: | B1605940 |
Appears in Collections: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.21 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.147.78.185 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.