Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20486
Nhan đề: Đánh giá tình hình tiêu thụ dừa của nông hộ tỉnh Bến Tre
Tác giả: Nguyễn, Duy Cần
Phạm, Ngọc Nhàn
Trần, Thị Quế Anh
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nhằm giúp các hộ dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre có mức tiêu thụ dừa một cách tốt hơn. Nên đề tài “Đánh giá tình hình tiêu thụ dừa của nông hộ tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm đánh giá được tình hình tiêu thụ dừa trong tỉnh và từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần ổn định tình hình tiêu thụ, nâng cao hiệu quả các hộ gia đình trồng dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Với mục tiêu đề ra đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu từ các hộ nông dân, dùng phương pháp thống kê mô tả, và phương pháp so sánh, phương pháp chênh lệch để thực hiện được đề tài. Từ kết quả phân tích cho thấy tình hình sản xuất và tình hình tiêu thụ dừa của nông hộ khá ổn định. Dù vậy, tình hình sản xuất dừa và tình hình tiêu thụ dừa của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Quy mô sản xuất dừa của các nông hộ còn nhỏ lẻ, độ tuổi sản xuất chính khá lớn. Tình hình tiêu thụ dừa của nông hộ chủ yếu bán dừa cho thương lái địa phương với số hộ chiếm đến 96% trên tổng hộ điều tra. Với giá dừa dao động từ 30.000-50.000 đ/chục, và năng suất bán ra trung bình là 11.658 trái/ha/năm. Các yếu tố tác động đến tiêu thụ dừa của các nông hộ đến từ người sản xuất là do độ tuổi của lao động chính cao từ 45-65 tuổi chiếm đến 63% trên tổng hộ điền tra, trình độ học vấn thì trung học cơ sở là phổ biến. Nguồn lao động và nguồn vốn chủ yếu là từ gia đình nhưng giảm và nghiêng về thuê lao động và vay để sản xuất với số hộ thuê lao động chiếm đến 55% tổng hộ điều tra, và tỷ lệ hộ vay vốn là 28,33%. Mức tiếp cận thông tin về giá và thông tin thị trường của nông hộ chủ yếu thông qua thương lái và hàng xóm xung quanh. Sự liên kết giữa nông dân và người mua dừa chủ yếu là qua thương lái vì thương lái mua dừa từ các hộ trồng dừa lên đến 95% số hộ và nông dân chủ yếu bán theo tập quán, thói quen nên chủ yếu là không có hợp đồng và được thanh toán ngay sau khi bán dừa. Từ kết quả phân tích, các hộ trồng dừa cần nâng cao trình độ, lực lượng lao động, nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất và tìm được người mua dừa với sản lượng và giá một cách hợp lý nhất. Các nông dân nên tìm hiểu và tiếp cận thông tin về thị trường và thông tin về giá nhiều hơn, đặc biệt là qua nhiều kênh khác nhau. Mặc khác, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp hay hợp tác xã và cả nông dân để thúc đẩy việc tiêu thụ dừa của tỉnh Bến Tre. Cần thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ giữa nông dân và các đơn vị tiêu thụ thường xuyên...
Mô tả: 45tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20486
ISSN: B1606032
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.92 MBAdobe PDF
Your IP: 3.141.46.108


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.