Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20501
Nhan đề: | Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung dế Thái ( Acheta domestica) lên khả năng tăng trọng của gà rừng tai trắng ( Gallus gallus gallus) trong điều kiện nuôi nhốt. |
Tác giả: | Nguyễn, Thiết Huỳnh, Thị Ngọc Trâm |
Từ khoá: | Phát triển Nông thôn |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Thí nghiệm được tiến hành tại khu thực nghiệm khoa Phát triển Nông thôn, trường đại học Cần Thơ. Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của dế Thái ở các mức độ khác nhau (0%, 3%, 6%) lên khả năng tăng trọng của gà rừng tai trắng (Galus galus galus) trong điều kiện nuôi nhốt. Thí nghiệm được thiết kế với 3 nghiệm thức là ĐC, D3, D6 tương ứng với bổ sung 0%, 3%, 6% dế trong khẩu phần ăn của gà rừng tai trắng với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 4 cá thể gà rừng, tổng thí nghiệm sẽ có 36 cá thể gà rừng, gà thí nghiệm ở giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi. Các chỉ tiêu theo dõi là: Lượng thức ăn thu nhận (LTĂTN), sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở nghiệm thức ĐC, D3, D6 thì lượng thức ăn ăn vào trung bình của thí nghiệm là 19,82 g/con/ngày; 20,15 g/con/ngày; 19,59 g/con/ngày (P>0,05). Sinh trưởng tích lũy trung bình của thí nghiệm là 233,90g/con; 257,30 g/con; 256,20g/con (P>0,05). Sinh trưởng tuyệt đối trung bình là 2,61 g/con/ngày; 3,65 g/con/ngày; 3,12 g/con/ngày (P>0,05). Sinh trưởng tương đối trung bình của thí nghiệm là 8,62%; 11,39%; 9,89% (P>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn là 7,59; 5,52; 6,28 (P>0,05). Chi phí thức ăn trên kg tăng trọng của gà thí nghiệm là 54.685 đồng, 38.076 đồng, 41.372 đồng. Các chỉ tiêu sinh trưởng của thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) và từ kết quả trên cho thấy ở D3 tăng trọng tốt hơn so với nghiệm thức ĐC và D6. Hơn thế nữa, ở D3 cũng mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn do chi phí thức ăn thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại. Qua nghiên cứu có thể kết luận rằng bổ sung dế ở mức 3% (D3) là tốt nhất so với mức bổ sung dế 6% (D6) và không bổ sung dế (ĐC). |
Mô tả: | 52tr |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20501 |
ISSN: | B1611144 |
Bộ sưu tập: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 1.89 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.138.123.240 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.