Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20570
Nhan đề: Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến sinh trưởng và năng suất của đậu xanh ( Vigna radiata L. Wilcezk)
Tác giả: Phạm, Văn Trọng Tính
Võ, Phú Quí
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân Kali đến sinh trưởng và năng suất của đậu xanh (Vigra radiata L.Wilcezk)” đánh giá sự sinh trưởng và năng suất của đậu xanh với các liều lượng phân kali khác nhau. So sánh và tìm ra liều lượng phân Kali thích hợp cho đậu xanh trồng tại Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang. Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Phát Triển Nông Thôn, Trường Đại Học Cần Thơ từ tháng từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức 3 lần lặp lại các nghiệm thức lần lượt là: nghiệm thức 1: Bón 0K, nghiệm thức 2: Bón 30K, nghiệm thức 3: Bón 40K, nghiệm thức 4: Bón 50K, nghiệm thức 5: Bón 60K. Chiều dài trái và số hạt trên trái của đậu xanh khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Chiều dài trái cao nhất là nghiệm thức 40K (9,64 cm) khác biệt có ý nghĩa với đối chứng (7,43 cm) và 30K (8,48 cm) nhưng khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 50K (8,81 cm) và 60K (9,00 cm). Số hạt trên trái lớn nhất là nghiệm thức 60K (9,91 hạt/trái) khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức ĐC (7,34 hạt/trái) và nghiệm thức 30K (8,02 hạt/trái) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 40K (9,23 hạt/trái) và nghiệm thức 50K (9,39 hạt/trái). Năng suất lý thuyết của đậu xanh trong thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Năng suất lý thuyết của liều lượng bón Kali cao nhất là 60K (3,83 tấn/ha) khác biệt có ý nghĩa với liều lượng bón đối chứng (2,85 tấn/ha) và 30K (2,97 tấn/ha) nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa với liều lượng bón 50K (3,64 tấn/ha) và 40K (3,44 tấn/ha). Năng suất lý thuyết thấp nhất là nghiệm thức không bón Kali (2,85 tấn/ha). Năng suất thực tế của đậu xanh trong thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Năng suất thực tế của liều lượng bón phân Kali cao nhất là 60K (2,91 tấn/ha) khác biệt có ý nghĩa với liều lượng bón đối chứng (2,14 tấn/ha) và 30K (2,25 tấn/ha) nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa với liều lượng bón 50K (2,77 tấn/ha) và 40K (2,49 tấn/ha). Năng suất thực tế thấp là nghiệm thức ĐC (2,14 tấn/ha) cao nhất là 60K (2,91 tấn/ha). Từ khóa: đậu xanh, sinh trưởng, năng suất thực tế, năng suất lý thuyết
Mô tả: 39tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20570
ISSN: B1601209
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.53 MBAdobe PDF
Your IP: 18.118.137.13


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.