Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20602
Nhan đề: Tìm hiểu kiến thức bản địa về rừng ngập mặn ven biển của Người dân tại huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Vương, Tuấn Huy
Trần, Văn Hậu
Từ khoá: Lâm sinh
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, vai trò của kiến thức bản địa của người dân bản địa trong khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng được thừa nhận nhiều hơn. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng với mục tiêu tìm hiểu kiến thức bản địa về nhận biết và khai thác các loài động vật, thực vật ở rừng ngập mặn và các yếu tố tác động đến kiến thức bản địa của người dân địa phương. Thông qua việc, thu thập thông tin liên quan đến khai thác, quản lí và bảo vệ rừng năm 2019. và kết hợp với phỏng vấn hộ dân tại khu vực bãi biển Mỏ Ó. Kết quả phỏng vấn và tổng hợp, phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả cho thấy cho thấy người dân nơi đây có kiến thức bản địa về nhận biết đặc điểm loài, khu vực phân bố và mùa vụ khai thác của 7 loài thực vật và 11 loài động vật. Tại địa phương có 3 khu vực khai thác chính là bãi bồi, trong rừng và ven bờ. Trong đó bãi bồi là khu vực khai thác chính của người dân. Tại địa phương, các loài thực vật, động vật chủ yếu phân bố ở bãi bồi. Trong đó, các loài phân bố gần khu vực sinh sống của người dân, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế có tỉ lệ nhận biết cao. Ngược lại, các loài ở xa khu vực sinh sống của người dân, giá trị kinh tế, giá trị sử dụng thấp có tỉ lệ nhận biết thấp. Mùa vụ khai thác các loài động vật, thực vật tại địa phương khá đa dạng và phân bố trải đều quanh năm. Tuy nhiên, mùa vụ khai thác của các loài có giá trị kinh tế cao chủ yếu tập trung từ tháng 03 đến tháng 07. Tại địa phương, có 2 loài thực vật và 11 loài động vật được người dân khai thác. Người dân khi đánh bắt ở bãi bồi thì di chuyển bằng mong, đánh bắt ngoài bãi bồi hoặc lúc nước lên thì di chuyển bằng ghe nhỏ và đánh bắt trong rừng thì người dân đi bộ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình và loài đánh bắt thì người dân sẽ chọn cho mình một phương tiện phù hợp. Trong quá trình khai thác thì người dân địa phương chưa có sự chọn lọc và đánh bắt hết tất cả các loại động vật, thực vật mà mình khai thác được vì thế đã làm suy giảm sản lượng tài nguyên rừng tại địa phương. Kiến thức bản địa bị tác động của nhiều yếu tố như: giá trị đem lại từ việc khai thác tài nguyên rừng, dân tộc, nguồn kiến thức khai thác, khả năng duy trì khai thác, mục đích khai thác. Những nguồn kiến thức phù hợp sẽ trở thành các kiến thức bản địa mới và mỗi loại kiến thức bản địa chỉ phù hợp với một địa phương nhất định.
Mô tả: 73 tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20602
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.18 MBAdobe PDF
Your IP: 18.190.253.224


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.