Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20955
Nhan đề: Biến đổi một số chỉ tiêu tâm sinh lý của nhân viên y tế tại một bệnh viện sản tuyến trung ương
Tác giả: Nguyễn, Thị Son
Nguyễn, Thu Hà
Trần, Thanh Hương
Từ khoá: Biến đổi một số chỉ tiêu
Tâm sinh lý của nhân viên y tế
Tại một bệnh viện sản
Tuyến trung ương
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe và MTLĐ;Số 04+05+06 .- Tr.66-70
Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu biến đổi một số chỉ tiêu tâm sinh lý của nhân viên y tế (y, bác sĩ) tại một bệnh viện sản tuyến trung ương với 318 nhân viên y tế có tuổi đời trung bình 35,8+7,4 tuổi và thâm niên nghề 11,4±7,1 năm đã được phân tích đặc điểm điều kiện lạo động và đo một số chỉ số tâm sinh lý (tần số nhịp tim, thời gian phản xạ thì vận động đơn giản, tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn (CFF) và test trí nhớ ngắn hạn) trước và sau ca lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Điều kiện lao động của các nhân viên chuyên ngành sản có nhiều yếu tố đặc thù: Môi trường lao động có nhiều yếu tố bất lợi với sức khỏe, nguy cơ lây nhiễm cao, cường độ làm việc căng thẳng, áp lực công việc lớn, trách nhiệm công việc cao, phải trực đêm... Căng thẳng nghề nghiệp là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở nhân viên y tế. Tỷ lệ nhân viên y tế có điểm stress ở mức cao là 9,1%; mức trung bình là 61,3% và mức thấp là 29,6%. 70,4% nhân viên y tế (NVYT) có biểu hiện stress. 43,4% NVYT kiểm soát tốt stress; 53,1% NVYT kiểm soát stress mức trung bình và có 3,5% NVYT không kiểm soát được stress, cần có biện pháp can thiệp. Sau ca lao động có sự tăng tần số nhịp tim (83,8±7,2 nhịp/phút so với 78,8±7,1 nhịp/phút) (p<0,001); kéo dài thời gian phản xạ thì vận động (276±16ms so với 194±7,3ms) (p<0,001); giảm tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn (35,2±1,8Hz so với 36,0±1,7Hz) (p<0,001); giảm điểm test trí nhớ ngắn hạn (2,8±0,8 điểm so với 3,9±0,9 điểm) - chứng tỏ sự mệt mỏi, căng thẳng thần kinh tâm lý ở nhân viên y tế có liên quan tới lao động. Các tác giả khuyến nghị cần có biện pháp làm giảm gánh nặng lao động ở nhân viên y tế chuyên ngành sản.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20955
ISSN: 1859-0896
Bộ sưu tập: Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe và MTLĐ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.64 MBAdobe PDF
Your IP: 3.142.43.10


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.