Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/21135
Nhan đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá sửu răng nhỏ Panna microdon (Bleeker, 1849) vùng ven biển tỉnh Cà Mau
Tác giả: Trần, Đắc Định
Võ, Đặng Thanh Trúc
Từ khoá: Quản lý nguồn lợi thủy sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Cá sửu răng nhỏ có tên khoa học là Panna microdon, là loài cá có giá trị kinh tế cao nên được khai thác khá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá sửu răng nhỏ Panna microdon (Bleeker, 1849) ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau được tiến hành từ tháng 7-11 năm 2019. Kết quả cho thấy các hệ số CF, GSI, HSI của loài cá này có sự khác biệt giữa cá đực và cái. Kết quả cũng cho thấy tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá rất chặt chẽ theo phương trình Wcá cái=0,0032*L3,2928, R2=0,9361 (chiều dài 15,6-30,2 cm, khối lượng 26,3-271,2 g) và Wcá đực=0,005*L3,1513, R2=0,9344 (chiều dài 15,1-29,6 cm, khối lượng 29,38-183,36 g). Hệ số điều kiện (CF) của cá cái cao nhất vào tháng 9 và thấp nhất vào tháng 7, ở cá đực cao nhất vào tháng 11 và thấp nhất tháng 8 . Hệ số thành thục sinh dục (GSI) cá cái cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 9, ở cá đực cao nhất vào tháng 8 thấp nhất vào tháng 10. Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá cái cao nhất vào tháng 8 thấp nhất vào tháng 10, ở cá đực có giá trị cao nhất vào tháng 8 thấp nhất vào tháng 10. Sức sinh sản tuyệt đối của cá sửu răng nhỏ dao động từ 43.480 đến 246.915 trứng/cá thể tương ứng với chiều dài 20,8-30,2 cm. Sức sinh sản tương dối của cá là 678 trứng/g cá thể.
Mô tả: 14tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/21135
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
836.45 kBAdobe PDF
Your IP: 18.221.221.171


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.