Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/21380
Nhan đề: Ảnh hưởng của sử dụng các loài luân trùng lên tỉ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bột
Tác giả: Huỳnh, Thanh Tới
Trần, Lê hòa
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tăng sinh và ảnh hưởng của luân trùng lên tỉ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bột. Cá tra mới nở (0,4cm; 0,003g) được thả nuôi trong xô nhựa 20L, chứa 18L nước với mật độ 10 con/L và tiến hành cho ăn bằng 4 loài luân trùng trong 03 ngày đầu sau đó cho ăn bằng trứng nước (Moina) tương ứng với 04 nghiệm thức (NT) với loài Brachionus plicatilis (NT1), B. angularis (NT2), B. pala (NT3), và B. calyciflorus (NT4), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy kích cỡ chiều dài của B. pala (237 µm) và B. calyciflorus (275 µm) gấp 02 lần B. angularis (105 µm), B. pala đạt mật số cực đại (800 con/mL) ở ngày nuôi thứ 03. Tỉ lệ sống của cá sau 21 ngày ương dao động từ 14,8-24,1%, cá cho ăn bằng B. angularis có tỉ lệ sống cao nhất (24,1%), thấp nhất ở cá cho ăn bằng B. calyciflorus (14,8%), nhưng sai biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so sánh giữa các nghiệm thức. Chiều dài và khối lượng cá có cải thiện ở các nghiệm thức cho ăn các loài luân trùng khác nhau nhưng sai biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Từ kết quả của thí nghiệm này có thể khẳng định rằng luân trùng B. angularis là loài tối ưu cho ương cá tra bột, nhưng B. pala cũng có thể sử dụng để ương cá khi cần luân trùng trong thời gian ngắn.
Mô tả: 15tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/21380
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
797 kBAdobe PDF
Your IP: 18.117.151.198


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.