Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22425
Nhan đề: Ảnh hưởng của dây thuốc cá (Derris elliptica) lên copepoda ở các độ mặn và nhiệt độ khác nhau
Tác giả: Nguyễn, Văn Hòa
Ngô, Thị Thùy Dương
Từ khoá: Nuôi trồng thủy sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Trong thí nghiệm này quần thể Copepoda tự nhiên từ ruộng muối Vĩnh Châu được thử nghiệm với mười nồng độ dây thuốc cá là 0ppm (đối chứng)-3,0ppm với bước nhảy là 0,3ppm ở các môi trường nuôi có độ mặn (40ppt, 50ppt, 60ppt) và nhiệt độ khác nhau (280C, 300C, 320C) nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của độ độc cấp tính lên mật độ và tăng trưởng quần thể (r) của chúng. Copepoda được bố trí nuôi trong các cốc nhựa có thể tích 220ml chứa 100ml nước nuôi, mật độ 10 con/100ml và được theo dõi trong 48 giờ kể từ sau khi dung dịch thuốc cá (rotenone) được bỏ vào môi trường nuôi. Trong suốt thí nghiệm Copepoda được cho ăn tảo tươi Chaetoceros calcitrans hàng ngày với 50,000tb tảo/cá thể. Đối với thí nghiệm nhiệt độ, độ mặn được giữ ở 50ppt và các điều kiện thí nghiệm thì tương tự như thí nghiệm độ mặn. Kết quả cho thấy mật độ và r của Copepoda đều bị ảnh hưởng bởi độ mặn, nhiệt độ và liều lượng thuốc cá (LLTC), LLTC tăng thì mật độ và r càng giảm và chúng hầu hết bị tiêu diệt ở liều từ 2,1-3,0ppm tùy theo độ mặn và nhiệt độ. Ở các mức độ mặn và nhiệt độ cao thì LLTC cần để tiêu diệt quần thể Copepoda sẽ giảm đi. LC50 biến động từ 0,53-1,62 tùy theo độ mặn và 0,43-1,51 tùy theo nhiệt độ nhưng theo khuynh hướng giảm với thời gian thử nghiệm và mức tăng độ mặn hoặc nhiệt độ.
Mô tả: 17tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22425
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
804.88 kBAdobe PDF
Your IP: 3.139.79.187


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.