Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22533
Title: | Một số đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Nghệ An |
Authors: | Lê, Nhật Huy Chu, Thị Hạnh Dương, Đình Chỉnh |
Keywords: | Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease) Chức năng thông khí (CNTK) Rối loạn thông khí (RLTK) Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) Hồi phục phế quản (HPPQ) |
Issue Date: | 2019 |
Series/Report no.: | Tạp chí Nghiên cứu Y học;Tập 119, Số 03 .- Tr.41-48 |
Abstract: | Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở người trên 40 tuổi tại Nghệ An và mô tả đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của nhóm đối tượng mắc COPD ở Nghệ An. Nghiên cứu được khảo sát trên 4000 người từ 40 tuổi trở lên sống tại Nghệ An theo phương pháp mô tả cắt ngang, tiêu chuẩn chẩn đoán COPD theo GOLD với chỉ số FEV1/FVC < 0,7 sau test HPPQ. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc COPD chiếm 4,15%; trong đó nam giới 8,44% và nữ giới 1,07%; GOLD I chiếm tỷ lệ 34,34%; GOLD II 42,77%; GOLD III 18,67%; GOLD IV 4,22%. Nhóm tuổi trên 60 mắc COPD cao nhất (83,73%). Yếu tố nguy cơ của bệnh về hút thuốc với OR = 10,2 (95% CI [6,9-15,3]). Triệu chứng lâm sàng thường gặp: ho (66,87%), khạc đờm (53,61%), khó thở (45,78%). Các chỉ số trung bình về CNTK bao gồm FEV1, MMEF, FEF¬75% , FEF50% , FEF25% đều giảm rõ rệt so với trị số lý thuyết (tương ứng với 67,2%, 29,1%, 29,3%, 25,1%, 30,6%) và không cải thiện sau test HPPQ. Như vậy, tỷ lệ mắc COPD tại Nghệ An chiếm 4,15%; liên quan đến tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc, các triệu chứng hay gặp nhất là ho, khạc đờm và khó thở. CNTK giảm nhiều và không hồi phục sau test HPPQ. |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22533 |
ISSN: | 2354-080X |
Appears in Collections: | Nghiên cứu y học (Journal of Medical Research) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 312.81 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.23.102.79 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.