Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22629
Nhan đề: Vấn đề giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX: (khảo tả sự hiện diện và ý nghĩa của nó trên Nam Phong tạp chí (1917-1934)
Tác giả: Phạm, Thị Thu Hà
Nguyễn, Quang Huy
Từ khoá: Giáo dục
Giáo dục quốc dân
Nam Phong tạp chí
Dung hóa
Nho học
Tây học
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng;Số 32(01) .- Tr.39-44
Tóm tắt: Nam Phong tạp chí ra đời vào thời điểm nền giáo dục Việt Nam có nhiều sự xáo trộn sâu sắc. Trên nét lớn, có thể coi giáo dục Việt Nam trong ba thập niên đầu của thế kỉ XX có một sự đứt gãy làm thay đổi có tính chất bước ngoặt so với giáo dục khoa cử trong truyền thống. Sự thay đổi này được thể hiện trên các yếu tố như thi cử theo lối mới, hướng đến thực học, sự lựa chọn văn hóa,... được bàn luận sôi nổi trên Nam Phong tạp chí. Cho đến nay, những vấn đề này sau một thế kỉ vẫn còn nguyên tính thời sự. Đặc biệt, Nam Phong tạp chí đã thể hiện rõ quan điểm về mục đích, đối tượng, môi trường giáo dục của mình với chính sách giáo dục của chính quyền thực dân Pháp. Phạm Quýnh - chủ bút - đã đưa ra giải pháp dung hòa giữa cái cũ và cái mới trong giáo dục trên tờ Nam Phong tạp chí nhằm kết hợp và biến cải nhuần nhuyễn hai khuynh hướng: Tây học và Nho học để “tôi luyện thành hồn Nam Việt, để hậu thế không còn phân biệt đâu là Nho học và đâu là Tây học nữa [3, tr.502]”. Điều này trái ngược với mục đích cuối cùng của thực dân Pháp là thực hiện chính sách ngu dân, phục vụ cho sự cai trị của họ.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22629
ISSN: 1859-4603
Bộ sưu tập: Khoa học Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.07 MBAdobe PDF
Your IP: 3.15.12.133


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.