Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/23494
Nhan đề: Khảo sát thành phần loài và sản lượng cá tự nhiên ở các mô hình trồng Keo Lai, Tràm trồng và Tràm tự nhiên tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ-Cà Mau
Tác giả: Lê, Văn Dũ
Trần, Thị Bé Bảy
Nguyễn, Thị Thu Thảo
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: thá-2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài này được thực hiện từ tháng 03/2019 đến tháng 08/2019 tại vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau nhằm khảo sát sự biến động về thành phần loài và sản lượng cá tự nhiên ở các mô hình trồng Keo Lai, trồng Tràm và Tràm tự nhiên theo tầng phèn và theo cấp độ tuổi của cây. Trên mỗi mô hình lựa chọn 2 cấp tuổi (CT) và thu mẫu bằng cách lặp lại 03 lần ở mỗi cấp tuổi. Từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm bảo tồn nguồn cá tự nhiên. Bằng phương pháp thu mẫu thực tế trên các ô trên 10 mô hình ở mùa mưa và 08 mô hình ở mùa khô bằng các loại ngư cụ phổ biến và được sử dụng thường xuyên của người dân xung quanh VQG U Minh Hạ. Kết quả thu được 21 loài cá thuộc 06 Bộ, 12 Họ vào mùa mưa (mô hình Keo Lai, Tràm trồng và Tràm tự nhiên) và 25 loài cá thuộc 08 Bộ, 15 Họ vào mùa khô (mô hình Keo Lai và Tràm trồng ). Trong đó, Bộ cá Vược chếm ưu thế nhất ở cả 2 mùa với 11 loài xuất hiện. Ngoài ra, thấy rằng sản lượng và thành phần cá ở tầng phèn sâu đa dạng và phong phú hơn BLĐ tầng phèn nông. Nhóm cá trắng như cá Rầm, cá Đỏ mang, Lành canh xiêm, Ngựa sông phân bố trên vùng đất phèn sâu. Nhóm cá đen như cá Rô, Bãi chầu, Lia thia thường phân bố ở vùng đất phèn nông. Bên cạnh đó, sản lượng cá trên mô hình Keo Lai < 3 tuổi PS là cao nhất đạt 7652,53 (g) – mùa mưa; 10339,85 (g) – mùa khô. Kế đến là mô hình Tràm trồng < 5 tuổi PS đạt trữ lượng là 6436,3 (g) – mùa mưa và 9853,39 (g) – mùa khô. Đồng thời, đánh giá ảnh hưởng của việc lên liếp trồng cây đến thành phần loài cá tự nhiên ở các mô hình Trên BLĐ. Qua nghiên cứu của Lê Thị Hồng Nga và Trần Văn Sơn (2018) xác định được 03 chỉ tiêu ảnh hưởng đến nguồn cá tự nhiên là pH, EC, Al. Kết quả thu mẫu thực tế cho thấy việc lên liếp trồng Keo Lai và trồng Tràm trên tầng phèn ảnh hưởng đến đa dạng loài và sản lượng cá tự nhiên. Qua đó, cần thực hiện các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của việc lên liếp đến môi trường. Từ khóa: Cá tự nhiên, sản lượng, thành phần loài, trữ lượng, phèn nông, phèn sâu, VQG U Minh Hạ.
Mô tả: 132 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/23494
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.03 MBAdobe PDF
Your IP: 3.12.165.68


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.